Khi sử dụng kĩ năng CÂU HỎI PHỦ ĐỊNH, bạn sẽ không đáp lại lời chỉ trích của người đối diện đang nhắm vào sai lầm của mình bằng sự chối bỏ, phòng về hay phản thao túng bằng lời chỉ trích của cá nhân bạn. Thay vào đó, bạn phá vỡ vòng lặp thao túng bằng cách chủ động khuyến kích người đối diện đưa ra thêm những chỉ trích vào bạn hoặc thêm thông tin vào lời chỉ trích trước đó của họ.
Câu hỏi phủ định
Để hiểu được khái niệm của CÂU HỎI PHỦ ĐỊNH, hãy nhìn vào sự khác biệt giữa hai lời đáp trả tương tự. Giả dụ, đó là những lời đáp trả một chỉ trích từ vợ (hoặc chồng, tùy trường hợp) của bạn: (1) “Anh không hiểu”. (2) “Đi câu cá thì có gì sai?” Câu trả lời đầu tiên là một câu trả lời sử dụng kĩ năng CÂU HỎI PHỦ ĐỊNH một cách quyết đoán, không phòng vệ, không chỉ trích bạn đời và khuyến kích cô đưa ra thêm chỉ trích và phân tích cấu trúc đúng sai của cá nhân cô - thứ cô sử dụng để ứng phó trong tình hình huống xung đột cụ thể này. Câu trả lời thứ hai khá phòng vệ, chuyển hướng từ bản thân sang người vợ. Câu trả lời thứ hai có thể dễ dàng được hiểu là (và trong nhiều trường hợp thì chính xác là) một lời nói mỉa mai và làm giảm uy tín của người vợ.
Sự khác biệt giữa hai câu nói có phần giống hệt nhau này là vô cùng lớn. Với lời hồi đáp đầu tiên, bạn tự nhìn nhận mình và qua đó nói rằng: “Hãy xem xét hành động của anh, nó có thể là sai trái hoặc khiến em không vừa ý.” Đồng thời bạn cũng cư xử như thể sự chỉ trích không khiến bạn buồn bực. Với lời đáp lại chỉ trích bạn) và qua đó nói rằng: “Em là ai mà được phép nói như thế với anh?”
Kết quả của tương tác dựa trên CÂU HỎI PHỦ ĐỊNH
Với tình huống của đôi vợ chồng ở trên, trong trường hợp tốt đẹp nhất, sẽ là một sự phân tích của vợ bạn về cấu trúc đúng - sai độc đoán của bản thân cô, ví dụ như đau đầu là sai, mêt mỏi là sai, bốc mùi là sai - cấu trúc mà cô đang cố gắng áp đặt để thao túng bạn, thay vì bày tỏ ý muốn của mình: được làm một việc gì đó không phải là câu cá hoặc ở lì trong nhà vào buổi tối. Kết quả cuối cùng tối ưu nhất sẽ là vợ bạn vứt bỏ lối ứng phó bằng cách áp đặt cấu trúc đúng - sai lên mối quan hệ và bắt đầu thể hiện mong muốn của mình với bạn.
Ngược lại, nếu cô ấy không phản hồi một cách quyết đoán bằng cách nói ra điều gì mình muốn - kết quả cuối cùng của tương tác ngôn từ đầu tiên dựa trên CÂU HỎI PHỦ ĐỊNH, thì trong trường hợp tồi tệ nhất, sẽ là một sự bế tắc, lời chỉ trích mang tính thao túng của vợ bạn bị lu mờ. Nếu kết quả cuối cùng tối ưu nhất của sự quyết đoán dựa trên câu hỏi phủ định không xảy ra, và kết quả là một trạng thái bế tắc với sự lu mờ của chỉ trích, bạn có thể phá vỡ bế tắc này bằng cách khuyến khích vợ mình khẳng định bản thân bằng cách sử dụng CÂU HỎI PHỦ ĐỊNH.
Thật đáng tiếc, có rất nhiều hành vi bất hòa là kết quả của sự đương đầu vô cùng phổ biến trong cấu trúc đúng - sai này. Ví dụ về những hành vi khác nhau mà các cặp vợ chồng trong những buổi điều trị tâm lí xung đột với nhau qua việc thao túng phong cách của người khác là thói quen ăn mặc, sự ngăn nắp, không đúng giờ, tính toán chi tiêu mà không mắc sai lầm, thanh toán hóa đơn đúng hạn, tán tỉnh người khác, phân chia công việc nhà, trách nhiệm với con cái... Thao túng đúng - sai trong những phạm vi thuộc hành vi này có thể được dập tắt bởi kĩ năng CÂU HỎI PHỦ ĐỊNH, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự thương thảo thực sự về sở thích và sở ghét cá nhân, dẫn đến những thỏa hiệp khả thi.
#sách_tâm_lí
#khi_nói_không_tôi_thấy_tội_lỗi
Sách: Khi nói không tôi thấy tội lỗi