Sách: Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi – MINH LONG BOOK

Cách Giải Quyết Xung Đột Giữa Việc Nói “Không” Và “Có” Khi Bị Nhờ Vả

Có những tình huống khiến tất cả chúng ta đều có cảm giác muốn nói rằng: “Khi nói không, tôi thấy tội lỗi” nhưng nếu nói “Được thôi” thì tôi lại chán ghét bản thân mình”. Khi trong tâm trí bạn hiện lên câu nói này, khao khát thực sự của bạn sẽ xung đột với những gì được huấn luyện từ bé, và bạn chẳng có một gợi ý nào để ứng phó với xung đột này. 

 

 

Trận đấu nội tâm đầy mâu thuẫn của chính bạn 

 

Đôi khi, mỗi người trong chúng ta gặp phải những tình huống khiến ta bối rối. Ví dụ, một người bạn nhờ bạn đón dì của anh ấy, đáp máy bay từ tận Missipi và sẽ tới đây vào 6 giờ tối. Bạn không hề muốn ra đường vào giờ cao điểm để tới sân bay và khi đang kẹt cúng trên đường, phải nói chuyện với một người mà bạn không hề quen biết, đồng thời không để bà ấy nghĩ rằng bạn chỉ mong bà ấy ở quách nhà cho rồi. Bạn hợp lí hóa lời đề nghị: “À, dù sao cũng là bạn mình. Cậu ấy sẽ làm điều tương tự với mình thôi”. Nhưng rồi một suy nghĩ rầy rà xâm chiếm: “Nhưng mình chẳng bao giờ nhờ cậu ấy đón ai cả. Mình luôn tự đi đón. Harry không hề nói rằng tại sao cậu ấy không thể đi đón bà dì. Sao vợ cậu ấy không đi. 

 

Bạn có thể nói gì? Nếu tôi nói “không”, liệu bạn tôi có cảm thấy tổn thương và bị xa lánh không? Liệu anh ấy có nghĩ tôi là một con người ích kỉ hay ít nhất là không được tốt bụng lắm hay không? Nếu tôi nói “Được thôi” thì tại sao tôi lại luôn cư xử như vậy? Tôi có phải là một thằng khờ không? Hay đây là cái giá tôi phải trả khi chung sống với người khác? 

 

Những câu hỏi nội tâm về cách ứng phó được nhen nhóm bởi một xung đột bên ngoài, giữa bản thân chúng ta và người khác. Ta muốn làm một việc nào đó, còn bạn bè, hàng xóm hay người thân ta giả định, hi vọng, kì vọng, mong ước hay thậm chí thao túng ta làm một việc khác. Khủng hoảng nội tâm này xảy ra bởi bạn muốn làm điều mình muốn, nhưng lại sợ rằng bạn của bạn có thể nghĩ điều bạn muốn là sai trái; rằng bạn có thể mắc sai lầm; rằng bạn có thể làm tổn thương cảm xúc của anh ấy và anh ấy có thể hắt hủi bạn vì bạn đã làm điều mình muốn; có lẽ bạn sợ những lí do mình đưa ra là chưa đủ “thuyết phục”. Do đó, khi bạn cố gắng làm điều mình muốn, bạn đồng thời cho phép người khác làm cho bạn cảm thấy ngu dốt, lo lắng hay tội lỗi - ba trạng thái cảm xúc đáng sợ mà bạn đã tiếp nhận từ khi còn bé, xuất hiện khi bạn không làm theo ý người khác. Vấn đề trong việc giải quyết xung đột này là phần tâm lí bị thao túng do huấn luyện của ta chấp nhận rằng người khác “nên” được phép kiểm soát ta về mặt tâm lí, bằng cách khiến ta có những cảm xúc nói trên. 

 

Với phần tâm lí quyết đoán bẩm sinh của ta, bị kiềm chế bởi những huấn luyện khi còn nhỏ, ta phản hồi sự khí chịu khi bị thao túng bằng cách phản lại thao túng. Tuy nhiên, ứng phó bằng cách cố gắng thao túng là một vòng lặp không hiệu quả. Thao túng một người trưởng thành không giống như thao túng một đứa trẻ. Nếu bạn thao túng một người trưởng thành qua cảm xúc và niềm tin của họ, họ có thể phản lại sự thao túng của bạn theo cách tương tự. Nếu một lần nữa bạn phản lại thao túng, họ cũng vậy, và vòng lặp sẽ tiếp diễn. 

 

Cách để bạn thoát khỏi vòng lặp của trạng thái thao túng 

 

 

Bước đi đầu tiên để trở nên quyết đoán là bạn phải nhận ra rằng “không ai có thể thao túng cảm xúc hay hành vi của bạn, nếu bạn không muốn điều đó”. Để ngăn cản người khác thao túng cảm xúc hay hành vi của mình, bạn phải nhận ra cách thức người đó sử dụng để thao túng bạn. Họ sẽ nói gì, cư xử như thế nào hay tin vào điều gì để kiểm soát hành vi của bạn?  

 

Để đạt được hiệu quả cao nhất có thể trong việc ngăn cản sự thao túng, bạn đồng thời phải tìm hiểu thái độ và tư tưởng ấu trĩ mà rất nhiều người trong số chúng ta đã được dạy dỗ, điều khiến ta dễ dàng bị thao túng bởi người khác. Hành vi thao túng được thúc đẩy bởi những kì vọng này cũng xuất hiện ở những con người bình thường trong xã hội. Kì vọng mang tính ấu trĩ này cùng những hành vi hệ lụy của nó phủ nhận phần lớn phẩm cách và lòng tự tôn của ta. Nếu ta có những kì vọng về bản thân mình tương tự như những kẻ thao túng ta, thì ta đã giao nộp cho họ phẩm giá, lòng tự tôn của mình, trách nhiệm trong việc quản lí cuộc sống của chính bản thân cũng như quyền kiểm soát hành vi của mình. 

 

Rất nhiều người e ngại thể hiện cảm xúc thực về tình yêu và sự gần gũi của họ, bởi họ sợ bị chà đạp, và họ sẽ không có cách nào để đương đầu với những lời từ chối. Nếu họ tự tin mà nghĩ rằng, đúng vậy, thực tế là có những khó khăn phải giải quyết, nhưng họ có thể ứng phó một cách quyết đoán với chúng, cả với sự từ chối nữa, thì họ sẽ ít sợ hãi hơn khi thể hiện sự dịu dàng, gần gũi, yêu thương. Tỏ ra quyết đoán chính là tự tin vào bản thân và khả năng của mình! “Dù có điều gì xảy ra với mình, mình cũng có thể ứng phó được”. 

 

---------------------- 

Một phần bài viết được trích dẫn từ cuốn sách “Khi nói không tôi thấy tội lỗi” - tác giả Manuel J.Smith, một trong những cuốn sách bán chạy nhất về chủ đề Tính quyết đoán. 

Bạn đọc có thể đặt mua cuốn sách tại đây: Khi nói không tôi thấy tội lỗi – MINH LONG BOOK

Đọc thêm các bài viết về tâm lí tại đây: Sách tâm lí – MINH LONG BOOK

 

#sách_tâm_lí 

#tâm_lí_học_hành_vi 

#tâm_lí_học_ứng dụng 

#khi_nói_không_tôi_thấy_tội_lỗi 

 

MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn