Sách Lược CÂN BẰNG GIÁ CHÊNH LỆCH Trong Bí Quyết Đàm Phán – MINH LONG BOOK

Sách Lược CÂN BẰNG GIÁ CHÊNH LỆCH Trong Bí Quyết Đàm Phán

 

 

Với những sản phẩm đã mua, người tiêu dùng thường không biết rõ giá cả như thế nào mới hợp lí. Khi người tiêu dùng mua sản phẩm, chẳng lẽ không quan tâm tới mức cao thấp của giá cả? Thực tế không phải vậy. Người tiêu dùng có thể không hiểu rõ lắm về giá bán thực tế, cũng không biết thực sự phải tính toán thế nào mới là giá hợp lí. Người tiêu dùng chủ yếu nhận thức về giá cả phần lớn là cảm nhận tương đối về mặt tâm lí, chứ không phải là con số tuyệt đối. Do vậy, nắm vững tâm lí mua hàng của người tiêu dùng sẽ là vấn đề mấu chốt. 

 

Giỏi Dùng Sách Lược “Cân Bằng Giá Chênh Lệch” 

 

Chính là mọi người tự đánh giá mức tiền mục tiêu, mỗi bên lùi một chút để đạt được mức giá khiến đôi bên hài lòng. Với đàm phán thương mại mà nói, là làm thế nào để thế cục của mình mạnh hơn người khác, là một cách giành được thứ mình muốn.

 

Ví dụ, với chủ cửa hàng mà nói thường sẽ luôn gặp phải người thích trả giá. Điều chủ cửa hàng muốn đó là bán hàng với giá cao, giành được lợi nhuận cao nhất, nhưng với khách hàng mà nói lại là hi vọng mua được món hàng tốt nhất với giá rẻ nhất. Vì vậy, chủ cửa hàng phải dùng cách nào để giành được lợi nhuận cao nhất? Lúc này, chủ cửa hàng có thể cố ý hét giá một bộ quần áo có giá 399 nghìn lên 499 nghìn, để khách hàng trả giá, đợi khách trả giá xuống 399 nghìn thì sẽ đồng ý với vẻ chán nản không còn cách nào khác. 

 

Nắm Được Tâm Lí Mua Hàng Của Người Tiêu Dùng 

 

Trên thực tế, quá trình này chính là một kĩ năng đàm phán, khách hàng sau khi trả giá 100 nghìn sẽ tưởng rằng mình lời, còn chủ cửa hàng cũng bán được sản phẩm với giá 399 nghìn, giành được lợi nhuận như mong muốn. 

 

Thêm một ví dụ nữa, gạch mức giá 1 triệu trên mác quần áo đi, ghi xuống bên dưới là 599 nghìn khiến khách hàng có cảm giác mua hời. Trên thực tế, giá thành của bộ quần áo chỉ có 300 nghìn, người bán kiếm được lợi nhuận, người mua cảm thấy rẻ, mọi người đều hài lòng. 

 

Bước cân bằng giá chênh lệch tức là để đối phương lên tiếng trả giá trước rồi chúng ta cân bằng mức tiền mục tiêu của đàm phán, sau đó mới đồng ý đối phương với thái độ không còn cách nào khác. 

 

Khi cần thiết, chúng ta có thể gây áp lực với đối phương. Giành quyền chủ động gây áp lực cho đối phương, để họ suy xét vấn đề từ góc độ của bạn. Nếu giá đối phương đưa ra hoặc giá mặc cả khiến bạn không chấp nhận được, hãy nói cho họ biết nếu không nhượng bộ thì đàm phán sẽ kết thúc ở đây. Bạn có thể nói cho đối phương biết mức giá họ đưa ra hoàn toàn không ổn, đưa ra nhiều yêu cầu hơn, đừng bỏ qua bất cứ hiệp nghị nào mang lại lợi ích cho bạn. 

 

Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Đàm Phán Trong Bán Hàng 

 

Từ góc độ kinh doanh mà nói, dùng đàm phán chi bằng nói làm cách nào để tình hình của mình mạnh hơn người khác, đạt được thứ mình muốn. Ví dụ: Từ câu chuyện về chủ cửa hàng và khách mua hàng trên đây, thường sẽ luôn gặp phải người thích trả giá, điều chủ cửa hàng muốn đó là bán hàng với giá cao, giành được lợi nhuận cao nhất, nhưng với khách hàng mà nói lại là hi vọng mua được món hàng tốt nhất với giá rẻ nhất, vì vậy chủ cửa hàng phải dùng cách nào để giành được lợi nhuận cao nhất? 

 

Các doanh nghiệp dựa vào đàm phán để trao đổi tài nguyên, lợi nhuận hoặc hợp tác để tạo ra những cơ hội lớn hơn. “Năng lực đàm phán” là một yếu tố quan trọng quyết định doanh nghiệp có thể giành được ưu thế tốt hơn trong môi trường cạnh tranh hay không. Còn nhân viên kinh doanh, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt sẽ có lợi thế về khả năng đàm phán thương mại để tăng kĩ năng đàm phán giá cả. Không những là chức năng quan trọng để đạt được thỏa thuận mà cũng là một trong những con đường nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 

 

 

 

Cuốn sách BÍ QUYẾT ĐÀM PHÁN ĐỂ NẮM BẮT MỌI THƯƠNG VỤ dựa trên những ví dụ thực tế trong cuộc sống, kết hợp hình minh họa vui nhộn, sẽ chỉ ra cho bạn biết phải chuẩn bị thế nào trước khi đàm phán. Làm thế nào khiến đối thủ không còn đường lui? Luôn luôn đồng thuận theo cách của bạn? Khiến bạn luôn là bên chiến thắng trong các cuộc đàm phán? Có càng nhiều “quân át chủ bài”, càng tạo ra nhiều thành tích tốt hơn. 

 

Một số bài viết liên quan:

 

1, Những Cuốn Sách Mà Dân Bán Hàng Nên Có

2, Khi Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Phải Thay Đổi Tư Duy

3, Cái Mà Khách Mua Không Phải Là Thương Phẩm Mà Là Cách Giải Quyết Vấn Đề

4, Tư Duy Phi Đối Xứng - Tuyệt Chiêu Thành Công Trong Cạnh Tranh Thị Trường

5, Định Hướng Thị Trường Không Đồng Nghĩa Với Định Nghĩa Khách Hàng

 

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn