Giống như người buôn trứng gà, chỉ cần mỗi ngày số trứng bỏ vào nhiều hơn số trứng lấy ra thì sẽ có một ngày chiếc làn sẽ đầy trứng. Kiếm tiền cũng giống như vậy, mỗi ngày kiếm được mười đồng thì chỉ tiêu chín đồng, tích cóp một đồng đó lại, dần dần túi tiền sẽ đầy lên.
---
Arkad – Phú ông giàu nhất thành Babylong từng hỏi một người buôn trứng gà: “Nếu chọn ra một cái làn, mỗi buổi sáng để mười quả trứng trong cái làn đó, tối đến chỉ lấy chín quả trứng từ trong làn ra, cuối cùng kết quả sẽ là gì?”
Người buôn trứng nghĩ một lát rồi nói: “Một này nào đó nó sẽ đầy! Bởi vì mỗi ngày, số trứng mà tôi bỏ vào đều nhiều hơn một quả so với số trứng mà tôi lấy đi”.
Arkad nói với tất cả học trò: “Trong số các vị ngồi đây, có những ai mà trong túi không có đồng tiền nào?” Các học trò đều nói rằng, trong túi của họ không có chút tiền nào. Arkad cười rồi nói với tất cả học trò: “Đây chính là nguyên tắc đầu tiên để giải quyết nghèo nàn”.
Arkad giảng giải cho học trò về nguyên tắc “bắt đầu từ con số nhỏ” của mình, giống như người buôn trứng gà đã nói, chỉ cần mỗi ngày số trứng bỏ vào nhiều hơn số trứng lấy ra thì sẽ có một ngày chiếc làn sẽ đầy trứng. Kiếm tiền cũng giống như vậy, mỗi ngày kiếm được mười đồng thì chỉ tiêu chín đồng, tích cóp một đồng đó lại, dần dần túi tiền sẽ đầy lên.
Sau đó, Arkad trân trọng nói với học trò rằng: “Một trong những bí quyết làm giàu của tôi đó là trước hết hãy làm cho túi tiền đầy lên. Vậy thì, cách đầu tiên “làm cho túi tiền đầy lên” chính là mỗi ngày kiếm được mười đồng thì chỉ tiêu hết chín đồng thôi”.
Muốn kiếm tiền, trước hết phải có tiền, đây cũng chính là “thùng vàng đầu tiên”.
Lầu cao vạn trượng cũng phải được xây bắt đầu từ nền móng, tài sản đầy ắp kiếm được cũng giống như vậy, trước tiên cần phải có một khoản “vốn khởi điểm”. Cho dù là phú ông nào đi nữa, thì công việc đầu tiên của họ cũng đều là tích lũy “thùng vàng đầu tiên”, sau đó phát huy trí tuệ của mình, gây dựng nên số tài sản phong phú hơn. Thương gia thành công người châu Á – Lí Gia Thành bắt đầu kiếm được số tài sản đầu tiên nhờ việc cần cù làm việc trong xưởng sản xuất đồ chơi.
Lí Gia Thành sinh ngày 29 tháng 07 năm 1928, trong một gia đình làm nghề dạy học ở Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Tổ tiên của gia đình họ Lí là những người có học thức cao, nổi tiếng khắp nơi, cho nên từ khi còn nhỏ, Lí Gia Thành đã rất ham mê đọc sách. Năm 11 tuổi, cha của ông đưa cả gia đình rời khỏi quê hương, rồi đến Hồng Kông.
Lí Gia Thành khi ở Hồng Kông chỉ có hai năm học tập. Do cha của ông lâm bệnh qua đời nên cuộc sống gia đình trở nên khó khăn, Lí Gia Thành thân làm con trưởng quyết đứng lên gánh vác mọi việc trong gia đình, bỏ học để lập nghiệp, năm đó ông mới 13 tuổi. Đầu tiên, Lí Gia Thành làm nhân viên phát triển thị trường cho một công ty sản xuất đồ chơi, do chăm chỉ học tập nên chưa đầy 20 tuổi, ông đã được thăng chức lên làm Tổng Giám đốc xưởng sản xuất đồ chơi nhựa tổng hợp. Nhưng Lí Gia Thành vẫn chưa hài lòng với những gì mình đã có. Hai năm sau đó, ông quyết định dùng số tiền tiết kiệm 7 nghìn đô la Mỹ để mua một căn nhà cũ và đầu tư xây dựng một công xưởng nhựa tổng hợp của riêng mình. Ông đặt tên cho nó là Xưởng sản xuất nhựa tổng hợp Trường Giang. Từ căn nhà cũ đi lên thành “thương nhân giỏi nhất châu Á”, đồng thời là người Hoa giàu nhất thế giới. Bảy nghìn đô la Mỹ mà Lí Gia Thành kiếm được đó chính là “thùng vàng đầu tiên” giúp ông trở nên giàu có.
Babylon từng là một thành phố giàu có nhất thế giới, tuy nhiên ở đó vẫn có những người nghèo khổ. Ngược lại, ở những đất nước nghèo nàn lạc hậu vẫn có những người vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói, trở thành người giàu có và được mọi người ngưỡng mộ, điều này nên lí giải ra sao? Trở nên giàu có, có thể nói là mơ ước của mỗi người. Sống trong một đất nước giàu mạnh, cơ hội trở nên giàu có của một người sẽ không nhiều hơn những người khác, quan trọng là họ có biết đáp ứng hoàn cảnh đó hay không. Người giàu khi có được một chút tài sản, tuyệt đối họ không dừng bước ở đó, anh ta sẽ suy nghĩ cách để có những chuẩn bị cần thiết cho việc có khả năng xuất hiện tình trạng kinh tế đi xuống. Những người mới giàu lên đã thấy bằng lòng với đó thôi thì chí tiến thủ sẽ dần bị hao mòn, một khi xảy ra tình trạng khủng hoảng, thì sẽ lại một lần nữa trở thành những người nghèo. Giả dụ sống trong một đất nước không phát triển, thứ mà người nghèo nghĩ đến là đã không có nhiều cơ hội, thì chỉ cần có thể đảm bảo cuộc sống hàng ngày là được rồi, còn những người giàu có thì sẽ không từ bỏ hi vọng, họ không ngừng chuẩn bị cho những cơ hội hiếm có.
Thực ra, nghèo và giàu chỉ cách nhau có một bức tường ngăn, quan trọng là bạn có nghĩ tới nó hay không mà thôi.
Nguồn: Sách Đừng Để Tiền Ngủ Yên Trong Túi
Các bài viết cùng chủ đề:
Truyền Thông Miễn Phí Có Thật Sự Miễn Phí?
Những Tinh Hoa Trong Sách Lược Đầu Tư Của Warren Buffett
Bình luận