Yếu Tố May Rủi - The Luck Factor - Học Cách Đánh Giá Cơ Sở Dữ Liệu – MINH LONG BOOK

Yếu Tố May Rủi - The Luck Factor - Học Cách Đánh Giá Cơ Sở Dữ Liệu

Nếu bạn muốn gặp may mắn, khả năng linh cảm chính là một yếu tố hữu ích, nếu không muốn nói là thiết yếu. Vậy làm thế nào bạn có thể phát triển tài năng này? Trong cuốn sách “Yếu Tố May Rủi - The Luck Factor”, tác giả Max Gunther đã chỉ ra bước đầu tiên để có thể kiểm soát khả năng linh cảm, đó chính phải học cách đánh giá cơ sở dữ liệu. Khi linh cảm xuất hiện, hãy luôn tự hỏi có tồn tại những sự thật tiềm ẩn không. Hãy xem bạn đã thu thập được dữ liệu liên quan đến tình huống này chưa. Đây là Quy tắc Đầu tiên về linh cảm. Từ đó chúng ta có thể liệt kê những hệ quả dưới đây.

 

 

Hệ quả 1: Đừng bao giờ tin vào linh cảm về người bạn vừa mới gặp

 

Người không may mắn có xu hướng đưa ra kết luận trên cơ sở ấn tượng đầu tiên. Những người may mắn thì sẽ cân nhắc lại trước khi đi đến kết luận.

 

Nếu bạn chỉ gặp ai đó nửa tiếng đồng hồ trước nhưng đã xuất hiện linh cảm rằng anh ta hoặc cô ta là người trung thực, thiện chí, thông minh hoặc mang những đặc điểm tính cách khác, hãy loại bỏ linh cảm đó và coi là không đáng tin cậy. Có thể bạn vẫn chưa có đủ thời gian để thu thập đủ dữ liệu. Yêu từ cái nhìn đầu tiên thật sự thú vị nhưng cũng vô cùng, vô cùng rủi ro. Yêu từ cái nhìn thứ hai hoặc thứ ba sẽ tốt hơn. Những nhận định muộn màng, dựa trên những thông tin chính xác chứ không phải những cảm nhận đầu tiên, có thể rất đau đớn.

 

 

Đừng bao giờ biểu lộ cảm xúc hoặc giao tiền của bạn cho ai khi chỉ dựa vào linh cảm qua lần tiếp xúc đầu tiên. Giả sử bạn đang tìm mua một chiếc xe ô tô mới. Bạn để tâm một vài thương hiệu và dòng xe khiến bạn để tâm. Điều bạn băn khoăn là chất lượng xe và chất lượng dịch vụ. Khi chiếc xe mới của bạn gặp vấn đề, bạn sẽ được “chăm sóc” như thế nào? Một nhân viên bán hàng gây ấn tượng với bạn là tác đặc biệt thẳng thắn, trung thực, sẵn sàng cố gắng hết sức để bạn hài lòng. Bạn có nên tin vào linh cảm này không?

 

Tuyệt đối không. Nếu anh ta là một nhân viên bán hàng giỏi, thì anh ta cũng là một diễn viên giỏi. Anh ta biết cách tạo ấn tượng đầu tiên thật thu hút. Hãy tự hỏi linh cảm của bạn được xây dựng dựa trên dữ kiện nào. Có thể nó chỉ dựa trên một kí ức không liên quan. Có lẽ người bán hàng có khuôn mặt gợi bạn nhớ tới một người quen của mình hoặc một người mà bạn yêu quý từ nhiều năm trước.

 

Hãy trì hoãn việc thanh toán trong một ngày hoặc lâu hơn. Quay lại trò chuyện với người bán hàng đó ít nhất thêm một lần nữa. Hãy ghé qua khi anh ấy không có sự chuẩn bị trước. Hãy "cảm nhận" cửa hàng của anh ta. Lắng nghe khi anh ta trò chuyện cùng người khác. Không việc nào trong những điều nêu trên có thể đảm bảo rằng bạn tìm được đúng nơi để mua xe, nhưng nó sẽ cải thiện đáng kể khả năng bạn đưa ra được lựa chọn đúng đắn. Với lần tiếp xúc thứ hai hoặc thứ ba, bạn có thể cảm thấy một chút lo lắng len lỏi đâu đó trong linh cảm của mình. Nếu điều đó xảy ra, có thể bạn cần mua xe ở nơi khác.

 

Hệ quả 2: Đừng bao giờ phụ thuộc vào linh cảm để tránh né công việc

 

Trước tiên hãy tìm hiểu tất cả những gì có thể về tình huống mà bạn cần đưa ra quyết định. Hãy dốc hết sức cho nó. Lùng sục những dữ kiện về nó. Hãy cố gắng đạt được quyết định trước tiên dựa vào nguồn dữ liệu mà bạn nhận thức được rằng mình biết. Nếu không thể thì hãy trông chờ vào linh cảm – nhưng chỉ khi bạn không thể.

 

Hãy nhớ lại lời của Alfred P. Sloan: "Bước hành động cuối cùng của quyết định kinh doanh...". Từ "cuối cùng" là quan trọng. Nếu bước hành động cuối cùng là tạo ra kết quả hữu ích, thì trước đó phải nỗ lực làm việc. Mong muốn né tránh công việc – có vô số lí do dẫn đến điều này, trong đó đơn thuần là lười nhác – sẽ dẫn tới những linh cảm rất tệ. Chúng là những linh cảm thiếu cơ sở thực tế. Thực chất chúng hoàn toàn không phải là linh cảm. Chúng chỉ là những suy nghĩ hão huyền mà thôi.

 

 

Bất cứ khi nào bạn muốn hành động theo những gì bạn cho là linh cảm, hãy tự hỏi bản thân một cách nghiêm túc rằng liệu có phải bạn chỉ đang viện cớ để tránh phải cất công tìm hiểu – hoặc để tránh gặp những người có thể trả lời câu hỏi của bạn hay không. Một kiểu linh cảm sai lầm thế này đã khiến bao giọt nước mắt phải tuôn rơi khắp Phố Wall. Bạn có thể hi vọng có được dạng may mắn (hoặc nhận thức trước, hoặc là gì đi nữa) như Jesse Livermore, nhưng lệ thuộc vào nó thì thật là ngu ngốc. Những nhà đầu cơ thất bại cũng thường xuyên tin vào điều này. Họ tự nói với bản thân: "Mình có linh cảm rằng cổ phiếu này sẽ tăng", và họ mua vào mà không thực hiện bất kì tính toán thực tế nào. Điều này góp phần giải thích vì sao họ không thành công. Một linh cảm thiếu vắng cơ sở dữ liệu đáng tin không phải là một linh cảm dựa trên lí trí.

 

Biên tập viên tạp chí tài chính Chris Welles đã đưa ra mô tả tuyệt vời về linh cảm thành công trong cuốn sách năm xuất bản năm 1975 của mình, The Last Days of the Club (Tạm dịch: Những ngày tháng cuối cùng của Câu lạc bộ). Welles kể về Fred Mates, một nhà quản lí quỹ tương hỗ thành công ngoạn mục trong những năm tháng kinh tế phát triển nhanh chóng vào thập niên 1960. Một cộng sự của Mates nói với Welles: "Fred sẽ theo dõi một công ty trong thời gian dài, thu thập thông tin từ các tạp chí kĩ thuật, thương mại... và nhiều nguồn khác. Sau đó, một thông tin nữa đột nhiên xuất hiện và Fred sẽ thông báo rằng cuối cùng thì công ty này "có vẻ ổn": đây chính xác là từ anh ấy đã dùng. Khi anh ta cố gắng giải thích cho bạn lí do, bạn có thể đi theo anh ấy tới 90% con đường, nhưng sau đó anh ấy sẽ bỏ lại bạn. Mười phần trăm còn lại mang tính chủ quan. Đó là đất diễn cho những người nghệ sĩ".

 

Đây là giai đoạn xuất hiện các linh cảm. Cũng giống như những người có linh cảm khác, Mates không thể giải thích những linh cảm của anh được hình thành như thế nào. Nhưng anh ấy biết bạn không thể tin tưởng vào một linh cảm trừ khi nó được xây dựng trên nền tảng tính toán đáng tin.

 

Dù muốn hay không, cuộc sống vẫn đòi hỏi chúng ta liên tục đưa ra linh cảm trước những quyết định lớn nhỏ. Mình có nên nhận công việc này không? Anh chàng môi giới này nói rằng tầng hầm không bị rò rỉ nước, đó có phải sự thật không? Người phụ nữ này có nổi nóng nếu mình... không? Tuy nhiên, như tác giả đã đề cập trong cuốn sách “Yếu Tố May Rủi - The Luck Factor”, chúng ta có thể lưu ý hai điều trên đây, để có thể sử dụng khả năng linh cảm một cách hiệu quả hơn và tránh được việc đưa ra những sự đánh giá sai lầm nhé.

 

#sách_kỹ_năng

#kỹ_năng_sống

#Yếu_tố_may_rủi

MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn