🔖 Đối với sản phầm giảm 40% - 50% - 70% (sản phẩm xả kho): Mỗi khách hàng được mua tối đa 5 sản phẩm/ 1 mặt hàng/ 1 đơn hàng
🎁Tặng bookmark cho tất cả các đơn hàng (sách kỹ năng, sách kinh doanh)
🎁 Freeship cho đơn hàng từ 300K trở lên
🎁 Tăng túi vải + FREE SHIP cho đơn hàng từ 500k trở lên
Mô tả
Bình luận
TIỂU THUYẾT LÀM ĐĨ
Tác giả
Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng báo trước khi in thành sách.
Tác phẩm chính: Không một tiếng vang (kịch, 1931), Cạm bẫy người (phóng sự, 1933), Dứt tình (tiểu thuyết, 1934), Kỹ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Làm đĩ (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Lục sì (phóng sự, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938),... và nhiều truyện ngắn.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 vì bệnh lao.
Vài điều về cuốn sách
"Làm đĩ là một thiên tả chân tiểu thuyết, mục đích là hô hào nhà đạo đức và bậc làm cha mẹ chăm lo đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức cái sự dâm”.
Làm Đĩ - Vũ Trọng Phụng
Sở dĩ tác giả không theo phái người ưa văn hoa bay bướm gọi cái sự ấy là ái tình, không theo hạng người rụt rè gọi là tình dục, nhưng lại gọi nó ra đây bằng cái tên tục của nó, ấy là vì tác giả có quan niệm rất chắc chắn rằng cái sự ấy gần xác thịt hơn là gần linh hồn, chia nó ra làm hai cũng được, gồm nó vào làm một lại càng đúng lẽ sinh lý, hai cái điều hòa tương trợ lẫn nhau, và khi sự khao khát của xác thịt có thỏa mãn thì ái tình tinh thần mới bền chặt được. Nói đến ái tình lý tưởng mà không đếm xỉa đến cái dâm, đó chỉ là việc của hạng mơ mộng hão huyền.
Sao người ta lại coi tình dục là không quan trọng, là điều nhơ bẩn? Sao người ta lại cam tâm ngu dốt như thế, lại đạo đức giả đến như thế? Sao lại không dám nói đến cái sự nó vẫn ám ảnh hết thảy mọi hạng người? Sao lại không dám vứt bỏ cái sự hổ thẹn vô lý để giảng dạy về những bộ phận sinh dục là những cái mà đấng Thượng đế dám ban cho nhân loại mà không hổ thẹn?
Nói hay im, bảo nhau biết điều hòa cái dâm để tô điểm cuộc đời, hay là cứ mặc quách để cái dâm của loài người làm loạn loài người, ấy chỉ do đó mà ra sự thịnh, suy của nòi giống.
Vì những lẽ ấy truyện Làm đĩ ra đời.
Nó sẽ làm cho bọn đạo đức “không phải đường” phải nhăn mặt.
Nó sẽ làm cho hạng người không muốn hiểu biết gì cả sẽ kêu suông: “Ôi phong hóa suy đồi!”
Nhưng tác giả còn hy vọng ở những người biết nghĩ...
(Vũ Trọng Phụng)