Sách: Cách Bật Về Phía Trước – MINH LONG BOOK

ĐỂ PHÁT TRIỂN CHÚNG TA CẦN CỞ MỞ VÀ DỄ TỔN THƯƠNG NHƯ MỘT ĐỨA TRẺ

Khi là trẻ em, chúng ta vui vẻ học hỏi, vấp ngã, ngớ ngẩn, đứng dậy và bắt đầu lại. Nhưng khi lớn lên, tất cả những điều nói trên thay đổi và tính dễ tổn thương bị đè nén. Đến tuổi trưởng thành, hầu hết chúng ta đều coi tính dễ tổn thương là một điểm yếu, đặc biệt là tại nơi làm việc. 

 

Dễ tổn thương chỉ khiến chúng ta thấy mình yếu kém hơn 

 

Hãy xem xét tình huống khi một đứa trẻ ngập ngừng đi những bước đầu tiên hoặc tự tròe lên ghế bằng cách tì vào mặt ghế, cha mẹ thường đứng bên cạnh kêu lên thích thú và không ngừng cổ vũ. Nếu đứa trẻ ngã sấp mặt, người mẹ không lập tức cấm con tập đi và bảo nó phải ngồi yên trên ghế đồng thời quên đi cái việc mình đã từng thử. Thay vào đó, người mẹ hết mực khen ngợi con và cậu trai bé nhỏ thử lại lần nữa. 

 

Hãy so sánh cảm giác việc đó với cảm giác của bạn khi được yêu cầu làm điều gì đó mới mẻ trong công việc, hoặc phản ứng khi bạn yêu cầu đội ngũ của mình bắt đầu sử dụng một chương trình phần mềm mới. Những gì bạn cảm nhận thấy hoặc chứng kiến là tính dễ tổn thương, được thể hiện dưới hình thức cáu giận, chế nhạo, buồn chán hoặc thù địch công khai. Để học hỏi và phát triển chúng ta cần cởi mở và dễ tổn thương như một đứa trẻ, nhưng vì coi tính dễ tổn thương như một dấu hiệu của sự yếu kém, chúng ta từ chối thể hiện điều này, thế nên chúng ta không phát triển! 

 

Sự khác biệt trong tư duy này là công trình cả đời của nhà tâm lí học nổi tiếng thế giới Carol Dweck ở Đại học Stanford. Trong cuốn sách của mình có tên Mindset: Tâm lí học thành công (Mind-set: The New Psychology of Success), Dweck viết rằng bà “bị ám ảnh bởi việc thấu hiểu cách con người đối phó với thất bại.” Ban đầu bà nghiên cứu phản ứng của trẻ em trước những câu đố mà chúng phải giải. Bà ngay lập tức ấn tượng trước sự khác biệt giữa cách nhìn nhận của người lớn và trẻ em về “thất bại”. Trước đó Dweck đã kì vọng phát hiện ra rằng, giống như người lớn, vài đứa trẻ sẽ xử lí tốt khi không thể giải được câu đố và những đứa đứa khác thì không. Nhưng bà nhận thấy, nếu trẻ đủ nhỏ, thì ngay từ đầu không đứa nào trong số chúng coi việc không thể giải câu đố là một thất bại. Thay vào đó, việc này được coi là một thử thách vui. Dweck đưa ra giả thuyết rằng mọi thứ trong đời bạn đều chịu ảnh hưởng từ tư duy của bạn và chỉ có hai loại tư duy: bảo thủ và cầu tiến. 

 

Rèn luyện tính dễ tổn thương để nâng cao tinh thần cầu tiến hướng sự phát triển bền lâu 

 

Nếu bạn có tư duy bảo thủ thì bạn tin rằng mình được sinh ra với những khả năng và năng khiếu cụ thể và chúng được quy định bởi gene hoặc sự giáo dục của bạn. Nếu bạn có cha mẹ thông minh, bạn sẽ thông minh.  

 

Những người với tư duy bảo thủ tin rằng hoặc là có khả năng nào đó hoặc là không, bà nếu bạn không trúng “tấm vé số di truyền” thì bạn sẽ chẳng thể làm gì để thay đổi được. 

 

Thật dễ thấy vì sao tính dễ bị tổn thương trong hoàn cảnh này bị coi là một điều xấu. Như Dweck nói: “Nếu bạn chỉ có một mức độ thông minh nhất định, một nhân cách nhất định, và một phẩm chất đạo đức nhất định, thì bạn nên chứng tỏ mình có nhiều những điều ấy. Thật chẳng khôn ngoan khi bạn để bản thân trông có vẻ thiếu những đặc điểm cơ bản nhất này hoặc khiến người khác cảm thấy như vậy.” tính dễ tổn thương vì thế là một điều rất không thể chấp nhận. 

 

Mặt khác, nếu bạn có tư duy cầu tiến, bạn không tin rằng những khả năng và năng khiếu của mình được định hướng bởi gene hoặc hoàn cảnh xã hội. Nếu bạn có tư duy cầu tiến, bạn coi những khả năng này là điểm khởi đầu để từ đó mở rộng và phát triển thông qua sự nỗ lực, kiên trì và rèn luyện. Chúng đại diện cho vạch xuất phát chứ không phải vạch đích, và sự kết thúc đích thực phụ thuộc vào nỗ lực của cá nhân. 

 

Chúng ta đều được sinh ra với tư duy cầu tiến. Trẻ em hiểu rằng việc học là quan trọng và chúng không hoảng sợ khi ở trong một hoàn cảnh mới. Chúng không quan tâm là mình bị ngã, trông ngớ ngẩn hay bị cười chê, chúng cười và thử lại lần nữa. Trẻ em không bị đe dọa và chúng không ngại trở nên dễ bị tổn thương. Sau đó những phán xét, quan điểm, kì vọng và định kiến bắt đầu xâm nhập vào ý thức của chúng và đến khoảng 12 tuổi chúng bắt đầu thay đổi. 

Sách: Cách Bật Về Phía Trước

#sách_mới 

#sách_kỹ_năng 

#MinhLongBook 

 

 

MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn