“Bạn đã chỉ trích bản thân quá nhiều năm mà chẳng có tác dụng gì cả. Hãy thử chấp nhận bản thân và xem điều gì sẽ xảy ra.” - Louise L. Hay
Tôi đã mơ ước có thể bắt đầu việc kinh doanh của riêng mình nhiều năm lắm rồi. Chính xác là đã mười năm. Dù có một vài lý do khiến tôi mất khá nhiều thời gian để quyết tâm hành động, thế nhưng việc trì hoãn lại là lý do đứng đầu danh sách. Thật khó khăn để thay đổi sự nghiệp và rời bỏ khoản lương ổn định, chưa kể đến việc tôi bị căng thẳng khi nghĩ đến thất bại. Ngay cả sau khi đã dành hàng tháng, hàng năm để học hành, nghiên cứu, và được cấp chứng chỉ, khi mà không còn là vấn đề về kỹ năng nữa, thì sự bất định của thành công vẫn đủ để khiến tôi tiếp tục trì hoãn việc bắt đầu tiếp thị bản thân.
Trì hoãn là thói quen mà các bạn học sinh hiện nay thường mắc phải
Chúng ta có quan niệm sai lầm rằng trì hoãn chính là lười biếng.
Thế nhưng trì hoãn là một quá trình chủ động. Bạn lựa chọn làm một việc khác thay vì việc mà bạn biết rằng mình đáng ra nên làm.
Ngược lại, lười biếng chính là không quan tâm. Đó là sự thờ ơ, thiếu chủ động, và không sẵn sàng hành động. Đó là kiểu thái độ “Tôi có thể làm, tôi chỉ là không muốn làm”.
Nhưng khi bạn trì hoãn, bạn thậm chí còn thấy căng thẳng hơn bởi vì bạn vốn dĩ có quan tâm về việc hoàn thành công việc đó. Bạn chỉ đang trốn tránh sự căng thẳng và gặp khó khăn khi tìm kiếm động lực mà thôi.
Bởi vì đó chính là lý do tại sao chúng ta trì hoãn.
Nhầm lẫn trong việc muốn hoàn thành bài tập thì phải đợi lúc có tinh thần và có hứng học nhất. Đúng là khi có hứng bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều lần. Những nếu bài tập mai bạn phải nộp, mà cứ 2 tuần bạn mới có hứng 1 lần thì tính sao. Vậy thì bạn định làm bài tập hay chờ đến khi bạn có hứng mới làm. Thực tế, nếu bạn cứ chờ đến lúc chuẩn nhất về cả thể xác lẫn tinh thần thì cái thời điểm đó có lẽ chẳng bao giờ đến.
Tình trạng nước tới chân mới nhảy. Rất nhiều bạn học sinh khi đọc qua bài tập nhận thấy rằng sẽ chẳng mất nhiều thời gian để hoàn thành chúng. Vì vậy trong khối thời gian bạn định dùng để hoàn thành chúng thì bạn lại đi làm những việc khác như đọc truyện, xem TV,…dẫn đến việc ngủ quên và không còn thời gian để làm bài khi đến lớp. Một số bạn khác thì đến lớp mới vội vã làm bài dẫn đến làm bài sai xót, không hiệu quả.
Đặt quá nhiều việc quan trọng làm trong cùng một lúc: Khi lập kế hoạch học tập, nhiều bạn có xu hướng ưu tiên những môn quan trọng, môn khó lên đầu tiên. Vì vậy khi bắt đầu làm, bạn cảm thấy chúng thật khó giải quyết. “Mình còn chưa hoàn thành nổi một bài mà còn rất nhiều bài khó khác phía sau. Làm thế nào đây.” Tự nhiên bạn sẽ đưa mình vào trạng thái chán nản và rồi bỏ cuộc “Thôi muộn rồi mai đến lớp hỏi các bạn vậy” trong khi còn rất nhiều thời gian để suy nghĩ hoặc để làm những bài tập đơn giản khác.
Hậu quả mà sự trì hoãn để lại
Thường thì sau khi bạn trì hoãn việc, bạn sẽ nghĩ lại về điều đó và cảm thấy tội lỗi, căng thẳng, tự trách móc bản thân mình. Nhiều bạn học sinh thường xuyên than phiền về tâm trạng lo lắng đến mất ăn mất ngủ khi thời hạn nộp bài sắp đến, cảm thấy day dứt, sự hoảng sợ buộc họ phải tăng tốc để hoàn thành bài tập.
5 Bước Để Ngừng Trì Hoãn
1. Động viên bản thân với sự tử tế thay vì chỉ trích.
Điều thực sự đang kìm hãm không cho chúng ta tiến về phía trước chính là thứ ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng khi nói chuyện với chính bản thân mình.
Hãy nghĩ về điều mà bạn sẽ nói với người bạn ấy. Nó có thể giống như:
Tôi hiểu được, có thể việc này sẽ không thoải mái, nhưng bạn sẽ hoàn thành nó sớm thôi và sau đó bạn có thể thư giãn.
Một khi bạn đã bắt đầu, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bạn có thể làm được!
Nếu kết quả không được hoàn hảo, ít nhất thì bạn sẽ được luyện tập nhiều hơn.
Nếu bạn thất bại, bạn sẽ học được rất nhiều điều.
2. Tạo ra một tác nhân phá vỡ khuôn mẫu
Cuộc độc thoại tiêu cực ấy đơn giản đã trở thành một phần thói quen trì hoãn của bạn.
Bởi vì đó chính là thứ mà sự trì hoãn trở thành - một thói quen - và thói quen thì bao gồm một dấu hiệu, một quy trình, và một phần thưởng.
Nếu tôi gặp khó khăn khi tìm kiếm động lực để thực hiện một việc gì đó khó khăn, chẳng hạn như viết một bài về sự trì hoãn, tác nhân phá vỡ khuôn mẫu chính là “Tôi có thể làm được những việc khó khăn.” Tôi không chỉ phá vỡ khuôn mẫu, mà còn thúc đẩy bản thân một cách tích cực.
Nếu tôi gặp khó khăn khi thực hiện những công việc nhàm chán và tẻ nhạt, ví như trả tiền thuế của mình, tôi có thể nghĩ “Tôi sẵn sàng cảm thấy không thoải mái ngay bây giờ để Tôi của Tương Lai có thể được bình yên.”
3. Chia nhỏ nhiệm vụ ra
Một trong những tác nhân to lớn dẫn đến sự trì hoãn chính là tính choáng ngợp. Tình trạng choáng ngợp xảy ra khi chúng ta xem xét tổng thể một dự án, không biết phải bắt đầu từ đâu hoặc cảm thấy tất cả công việc phải làm sẽ là quá nhiều.
Nếu công việc tiếp theo bạn đảm nhận quá đồ sộ, hoặc nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, vậy thì việc đầu tiên bạn phải làm thực sự nên là 1) lập ra một danh sách, hoặc 2) tìm ra việc nhỏ nhất bạn có thể làm trước.
4. Sẵn lòng làm việc chỉ trong năm phút
Nghiên cứu đã cho thấy rằng nếu chúng ta chịu thực hiện một công việc chỉ trong năm phút, thì 80% trong số chúng ta có khả năng sẽ tiếp tục với công việc ấy.
Năm phút không là gì cả. Bạn có thể làm bất cứ thứ gì trong năm phút ấy.
Sẽ có 80% cơ hội bạn sẽ tiếp tục làm việc một khi bạn đã bắt tay vào làm trong năm phút đó, nhưng kể cả nếu bạn không tiếp tục, bạn cũng đã rút ngắn năm phút để chạm đến mục tiêu rồi.
Hơn nữa, bạn cũng đã tiến một bước trong hành trình chấm dứt thói quen không chịu bắt đầu của ngày xưa.
Dù là theo hướng nào thì bạn cũng đều có lợi!
5. Tự khen thưởng bản thân hoặc khiến cho công việc trở nên thú vị hơn
Một vấn đề khác của việc xem xét công việc trong toàn bộ phạm vi của nó thay vì xem xét năm phút tiếp theo chính là phần thưởng trở nên quá xa vời hoặc không đủ thỏa mãn.
Bạn nhất định phải tận dụng thời thanh xuân tươi đẹp để cố gắng phấn đấu. Cần ghi nhớ rằng thanh xuân tươi đẹp là thời điểm tuyệt vời để rèn luyện những thói quen tốt và học hỏi những ưu điểm của người khác. Rèn sắt phải nhân lúc nóng, muốn thành công phải tranh thủ khi còn trẻ, phải nhận thức rõ rằng EQ còn quan trọng hơn IQ, trên con đường thành công của bạn không thể thiếu mồ hôi đổ xuống. Bạn cần phải có dũng khí để tạo dựng vận mệnh của mình. Phải hiểu rằng, cuộc sống là của bản thân mình, đừng vắt kiệt sức mình chỉ để ganh đua với người khác. Bạn của ngày mai phải mạnh mẽ hơn ngày hôm nay, phải có tầm nhìn và mục tiêu xa, phải nắm chắc từng cơ hội quanh mình, dùng chí khí và hành động để thực hiện ước mơ.
Cuốn sách “20 – 30 tuổi, mười năm vàng quyết định bạn là ai” của tác giả Kim Chính Hạo sẽ giúp tuổi 20 của bạn bớt những băn khoăn để con đường đi tới thành công của bạn thuận lợi và nhanh chóng hơn.
“20 – 30 tuổi, 10 năm vàng quyết định bạn là ai” – cuốn sách kĩ năng sống được tác giả Kim Chính Hạo viết ra với sứ mệnh truyền lửa cho các bạn trẻ tuổi đôi mươi, giúp họ nhận ra tầm quan trọng của những năm tháng từ 20 đến 30 tuổi, trong mười năm nay họ cần làm gì, học gì, bồi dưỡng bản thân như thế nào để nhiều năm về sau, khi nhìn lại cảm thấy thanh xuân của mình không còn những hối tiếc và băn khoăn. Với nhiều năm kinh nghiệm bươn chải trên thương trường cùng tài diễn thuyết đáng khâm phục, qua cuốn sách này, chắc chắn tác giả Kim Chính Hạo sẽ có thể tác động đến tâm hồn bạn, khiến bạn ngưng trì hoãn, bắt đầu nghiêm túc đặt bút viết nên kế hoạch cuộc đời mình.
Mười năm tuổi trẻ sẽ trôi qua rất nhanh, đừng trì hoãn thêm nữa bạn nhé!