Sách Phụ Nữ Tuổi 20 Thay Đổi Để Thành Công – MINH LONG BOOK

Phụ nữ “yêu” tiền là không sai, sai lầm ở chỗ họ không biết cách kiếm tiền đúng đắn

“Tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền thì chẳng làm được việc gì”. Câu nói này đã được nhiều người nói đến, ý nghĩa thể hiện rất rõ ràng là: Bất cứ người nào sống trên đời cũng phải công nhận tác dụng của đồng tiền. Cuộc sống của người phụ nữ có tự do, tự lập hoặc có thể tùy tiện nói “không” với bất cứ ai hay không đều phụ thuộc vào việc kinh tế của người đó có độc lập hay không. Người phụ nữ không có nền tảng kinh tế giống như chú chim không có cánh, luôn bị nhốt trong lồng. Người phụ nữ không có khả năng nuôi bản thân giống như cây tầm gửi, không thể tự sinh sống. Tuy vậy, kinh tế không phải là lí do để chúng ta bất chấp thủ đoạn, mà cần có phương pháp và sách lược… đúng đắn. 

 

 

Lựa chọn ngược: Sợ gì gặp nấy 

 

Người nông dân đã rất thông minh và thành công khi cho bò ăn loại cỏ từ năm ngoái. Tại sao bò lại chấp nhận loại cỏ khô có chất lượng kém xa cỏ tươi? Chúng ta hãy dùng ngôn ngữ kinh tế để hình dung, đó là vì “thông tin phi đối xứng” dẫn đến “lựa chọn ngược”. 

 

Bò không thể biết thức ăn trên nóc chuồng hay thức ăn dưới đất ngon hơn, về điểm này chúng và con người đã có sự chênh lệch về việc tiếp nhận thông tin. Chúng chỉ theo thói quen thông thường là ăn thức ăn con người cho ở dưới đất, vậy có nghĩa là những thứ để ở nóc chuồng sẽ không dành cho chúng ăn. Nếu hàng ngày, người chủ có thói quen phơi hạt ngô trên nóc chuồng, thì bò càng tin rằng có thức ăn “ngon hơn trên nóc”, mà nó lại phát hiện chỉ cần ngửa cổ lên là có thể với tới, tiếp đó sẽ có sự “lựa chọn ngược” và vội vàng tranh nhau ăn loại cỏ kém chất lượng để trên nóc chuồng. 

 

 

Chính “lựa chọn ngược” này đem lại phiền phức cho chúng ta, do các loại thông tin không đối xứng với nhau nên chúng ta không thể nắm bắt hết thông tin. Khi chúng ta dùng vốn kiến thức của mình phán đoán, chúng ta có thể hiểu sai, muốn chọn cái có lợi, nhưng lại chọn phải cái bất lợi. 

 

“Lựa chọn ngược” đã trở thành một thuật ngữ chuyên dùng trong ngành kinh tế. Thuật ngữ này chỉ ra rằng khi hai bên tiến hành giao dịch, do thông tin không đối xứng, giá cả thị trường lại sụt giảm khiến sản phẩm kém chất lượng lấn át sản phẩm có chất lượng, khiến chất lượng bình quân của sản phẩm giao dịch trên thị trường bị sụt giảm. Cũng giống như việc mua ô tô cũ, vì bên bán có nhiều thông tin liên quan đến chất lượng xe hơn bên mua, bên mua không thể phán đoán được chất lượng xe mà mình chọn như thế nào, chỉ biết căn cứ vào chất lượng bình quân của giá xe trên thị trường để phán đoán nên đã đưa ra giá cao hơn giá vốn có của chiếc xe, do đó, bên mua đã mua phải xe chất lượng kém với giá cao. 

 

Trong cuộc sống, vì thông tin không đối xứng, nên tổn thất gây ra từ thông tin này có thể coi là kết quả của “lựa chọn ngược”. Vì chúng ta chỉ dựa vào thông tin mình biết để phán đoán nên chúng ta rất dễ mắc bệnh chủ nghĩa cơ hội, muốn chọn thứ tốt nhưng cuối cùng lại chọn phải thứ không tốt. 

 

Mất tiền oan thì đừng làm sai nữa 

 

Tại sao nhà kinh tế học này lại coi việc mua nhẫn kim cương cho người yêu là “chi phí chìm”? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu một chút về “chi phí chìm”. Đây là một thuật ngữ trong quản lí tài chính, “chi phí chìm” là khoản đầu tư thời gian và tiền bạc không thể lấy lại được do những quyết định sai lầm trong quá khứ. Lúc này, vì hiện tại và tương lai không thể thay đổi chi phí trong quá khứ, do đó trong bước chọn lựa tiếp theo, thông thường không xem xét đến chi phí này nữa. Nhà kinh tế học coi chiếc nhẫn kim cương là “chi phí chìm”, là vì chiếc nhẫn kim cương đó có giá rất đắt, khi chia tay, cái này sẽ thuộc về người yêu, anh ta không thể lấy lại được. Có nghĩa là chi phí cho chiếc nhẫn kim cương sẽ mất, không thể thu hồi được, cũng không thể bù đắp được. 

 

 

 

Chắc chắn rất nhiều chị em mắc phải tình cảnh trên, đó chính là điều mà chúng ta thường nói là “mất tiền oan”. Sau khi mua quần về, bạn chắc chắn không thể mượn lí do “không thích” để trả lại cửa hàng, vậy số tiền đó chính là “chi phí chìm”, không thể thu hồi lại được. Cách làm của San, trong ngôn ngữ kinh tế gọi là “Chi phí chìm sai lầm”. Khi xem xét có nên làm một việc nào đó hay không, thông thường chúng ta nên suy nghĩ xem việc đó “đem lại lợi ích như thế nào” và “cần phải bỏ ra chi phí bao nhiêu”. Khi đã bỏ tiền mua quần, cho dù mặc hay không mặc đều không thể lấy lại tiền, vậy hà tất phải mặc cái mình không thích, sao không chọn lựa cái quần đẹp và phù hợp với bản thân hơn để mặc? Tiếp tục mặc cái quần không thích, có khác nào “sai lầm nối tiếp sai lầm”? Tiếp tục làm tăng chi phí chìm thì không nên chút nào. Do vậy, với một sách lược lí trí, chúng ta cần nhìn nhận trước vấn đề, không nên trả giá trước khi chưa suy nghĩ chín chắn. 

 

Tránh để “chi phí chìm” lẫn vào “vốn khả dụng” của bạn 

 

Gọi là “khả dụng” tức là số vốn hoặc số tiền này có thể dùng chi tiêu trong thực tế, cũng có thể đầu tư và sử dụng trong tương lai, dùng số tiền đó để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, chi phí chìm lại là khái niệm hoàn toàn tương phản với vốn khả dụng. Chi phí chìm là những chi phí mà chúng ta đã mất, cho dù có cố gắng thế nào cũng không thể lấy lại được, chứ đừng nói là có thể tiếp tục sử dụng và tạo ra lợi nhuận. 

 

Chúng ta thường nghe thấy nhiều người nói rằng: “Tôi đã đầu tư quá nhiều rồi, bây giờ mà không làm thì thật đáng tiếc!”. Hoặc “Tôi đã mất quá nhiều công sức vào việc này rồi, làm sao có thể nói thôi là thôi được!”. 

 

Chú ý, khi chúng ta nói những lời như vậy, vô tình đã để chi phí chìm lẫn vào vốn khả dụng của chúng ta. Chúng ta cho rằng bản thân đã bỏ ra bao nhiêu công sức, đầu tư bao nhiêu tiền bạc, bây giờ chúng ta có thể tiếp tục đầu tư, biết đâu sẽ thu được lợi nhuận. Nếu làm như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định tương lai của chúng ta. 

 

Chúng ta thường khích lệ bản thân: Kiên trì là thắng lợi. Không sai, chúng ta nên có tinh thần kiên định như vậy, nhưng trước tiên chúng ta cần phán đoán rõ ràng, hướng chúng ta cố gắng là hướng đúng đắn, vốn chúng ta đầu tư được dùng đúng chỗ, nếu không chúng ta càng cố gắng thì càng cách xa mục tiêu, cuối cùng không thể quay lại được nữa. Như vậy, vừa không hi vọng gì vào “chi phí chìm”, mà ngay cả vốn khả dụng chúng ta đầu tư cũng sẽ mất. 

 

 

Ví dụ, chúng ta muốn ra biển chơi, thời điểm xuất phát, thời gian, công sức và lòng mong mỏi đều là vốn khả dụng của chúng ta. Chúng ta dựa vào số vốn này để thực hiện mục tiêu của mình - đi ra biển tắm nắng. Nhưng chúng ta đã chọn sai phương hướng, tức là đi ngược lại hướng của biển, do đó chúng ta bị đau mỏi chân, lãng phí thời gian và tâm trạng mệt mỏi nhưng không đến được đích, đó đều là chi phí chìm. Nếu tiếp tục đầu tư, kết quả sẽ thế nào? Đương nhiên là sẽ không đến được biển. Do đó, chúng ta có thể thấy, chi phí chìm không thể sử dụng được và cũng không thể tạo ra giá trị mới, cách làm sáng suốt nhất là ngăn không thể chi phí chìm này tiếp tục nhiều lên. 

 

Thương nhân muốn theo đuổi lợi nhuận, nếu phát hiện hàng hóa tồn đọng, thị trường biến đổi, hàng hóa mà lúc đầu mình bỏ rất nhiều tiền mua về đã giảm giá, như vậy số tiền mua hàng hóa này chính là chi phí chìm, thương nhân muốn dùng đó để thu được “vốn khả dụng”, nhưng đã không còn tồn tại nữa. Cách duy nhất là thương nhân cần từ bỏ gánh nặng này, xử lí hàng tồn đọng và tìm cách phát triển khác.

 

Khi tất cả trở thành chi phí chìm không thể cứu vãn, chúng ta không còn hi vọng gì nữa, thì hãy nhanh chóng từ bỏ gánh nặng, ngăn cản chi phí chìm tiếp tục phát sinh, coi tất cả thất bại là bài học kinh nghiệm quý báu, như vậy mới có thể bắt đầu lại từ đầu. 

 

Do đó, muốn quản lí tiền bạc, đầu tiên chúng ta cần tiết kiệm và biết cân nhắc. Công thức đầu tư truyền thống là “Thu nhập – chi phí = vốn đầu tư” không thích hợp với thanh niên ngày nay, mà nên đổi thành “Thu nhập – vốn đầu tư = chi phí” để cân bằng mức chênh lệch giữa chi phí và thu nhập, nghiêm khắc hạn chế các khoản chi tiêu hàng tháng, chỉ có như vậy mới bảo đảm mỗi tháng có số vốn đầu tư cố định, đặt nền tảng cho việc tích lũy sau này. Đồng thời khi chi tiêu, chúng ta cần phân biệt rõ cái nào cần chi tiêu, cái nào không cần chi tiêu, hay nói cách khác, chúng ta cần hiểu rõ cái nào là chi phí “đầu tư”, cái nào là chi phí “tiêu dùng”. Nếu đầu tư vào chi phí tiêu dùng quá nhiều, số vốn của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. 

 

#sách_kĩ_năng

#Phụ_nữ_tuổi_20_thay_đổi_để_thành_công

 

MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn