Điềm Tĩnh Trong Bận Rộn – MINH LONG BOOK

TẠO DỰNG THÓI QUEN ĐỂ NGƯỜI TRẺ THÀNH CÔNG TRƯỚC GUỒNG QUAY BON CHEN THỜI HIỆN ĐẠI

"Thành công" luôn là từ được nhiều diễn giả săn đón, nghiên cứu và lí giải. Đó cũng là điều mà giới trẻ nói riêng và tất cả nói chung đều khao khát vươn tới, chạm đến. Định nghĩa về "thành công" của mỗi người rất khác nhau.

 

 

Hành trình hiện thực hóa đam mê dẫu gian nan hay dễ dàng, hạnh phúc hay khổ đau, chỉ khi vượt qua ta mới hiểu được. Sống là phải dấn thân, đừng như chú ngựa non cả đời sống trong hoang mang sợ hãi, chẳng thể đến được vùng cỏ non dù nó ngay trước mắt mình.

 

Chính những lần thất bại, những lần vấp ngã sẽ tạo tiền đề cho tương lai

 

Đừng vì thất bại đầu đời mà vội vàng nghĩ mình không thể. Cuộc sống thành công không dành cho những kẻ dễ dàng nhụt chí. Chính những lần thất bại, những lần vấp ngã sẽ tạo tiền đề cho tương lai. "Thất bại là mẹ thành công" thực sự là câu tục ngữ triết lí được đúc rút từ ngàn đời. Con người sẽ có thêm những kinh nghiệm để biết cách sửa sai, biết cách tìm ra lối đi mới, tiệm cận đến thành công.

 

Bất kì ai trên đời cũng đều có hai loại kí ức: kí ức về một quá khứ buồn thương đau khổ ê chề hoặc là kí ức vàng son rực rỡ những chiến công. Dẫu trước đây ta trải qua quãng thời gian nào đi chăng nữa thì quá khứ cũng chỉ có thể phản ánh ta ĐÃ TỪNG là người như thế nào.

 

 

Người đời có quyền nghi ngờ vì dựa vào những gì bạn đã từng làm. Có người trải qua những năm tháng ngồi tù, giờ ra ngoài cảm thấy khó hoà nhập với xã hội. Họ chê trách xã hội nhìn đời bằng ánh mắt định kiến, miệt thị. Tuy nhiên, thái độ của người đời đối với họ lúc này chính là điều họ phải trả giá sòng phẳng cho đời, cho những điều trước kia. Giờ đây việc họ cần làm không phải là oán trách cộng đồng hay buồn tủi về số phận, mà là cần cải tà quy chính, làm điều thiện gấp đôi lần người thường để chứng minh xã hội nghi ngờ mình là không đúng.

 

Còn với người có quá khứ tràn ánh hào quang, nếu cứ mãi tự hào và đắm chìm trong kí ức đẹp, ngủ quên trên chiến thắng, họ sẽ mãi dậm chân tại chỗ. Đừng viền hào quang cho những gì đã mất. Thế giới sẽ không ngừng đổi mới. Ta đứng yên đồng nghĩa với việc ta tụt hậu lại phía sau so với xã hội.

 

Làm Thế Nào Để Xây Dựng Thói Quen?

 

1. Sẵn sàng thay đổi.

 

Đừng cầm đèn chạy trước ô tô. Nếu tinh thần bạn chưa sẵn sàng để thay đổi thì bất cứ nỗ lực nào cũng sẽ thất bại. Khi vẫn chưa có ý định bắt đầu ngay thì phải biết mình đang ở mức nào để có được những kế hoạch cụ thể và phù hợp.

 

2. Có tầm nhìn lớn trong cuộc sống.

 

Hãy chắc chắn rằng thói quen bạn đang xây dựng sẽ phù hợp với giá trị con người và tầm nhìn dài hạn trong cuộc sống mà bạn có. Nếu mọi thứ không có ý nghĩa gì với nhau thì sẽ rất khó để gắn kết chúng thành một khối.

 

Trước khi bắt đầu, hãy đào sâu vào bên trong con người mình và hiểu được ham muốn của bản thân và cả sự sẵn sàng cho những thay đổi. Nếu bạn có mong muốn ăn uống lành mạnh hoặc tập thể thao, tầm nhìn dài hạn của bạn cho những việc này là gì? Có thể là bạn sẽ có một sức khỏe tốt hơn, thân hình cân đối và tinh thần vui vẻ,…

 

Hãy dành thời gian để mường tượng mọi thứ, nhìn thấy con người mà bạn muốn vươn tới.

 

 

3. Khởi đầu chậm nhưng chắc.

 

Khi nghĩ đến việc thay đổi cuộc sống của mình, hầu hết chúng ta đều muốn thay đổi tất cả cùng một lúc. Thế là một danh sách 20 việc cần thay đổi được viết ra, và bạn muốn làm tất cả chúng cùng một lúc. Nghe hay ho đấy, nhưng đáng buồn là cách này rất hiếm khi hiệu quả. Bạn không thể chịu được áp lực và sẽ trở nên quá tải một thời gian ngắn sau đó. Rất có thể đó là lý do bạn từ bỏ việc thay đổi bản thân mình, bởi lẽ nó không phải việc một sớm một chiều mà xong được.

 

Nhưng điều này không có nghĩa rằng bạn chỉ nên tập trung phát triển một cái duy nhất, từng cái một. Hãy bắt đầu bằng 2 thói quen lớn bạn muốn thay đổi, sau khi thiết lập được thói quen này, 2 cái tiếp theo sẽ được chọn ra và bạn dần dần sẽ hoàn thành cái bản kế hoạch thay đổi của mình. Đừng làm tất cả cùng lúc, nhưng cũng đừng chọn ít quá, nó sẽ khiến bạn chậm chạp một cách không cần thiết.

 

Để biến những điều bạn mong muốn trở thành một thói quen của mình, bạn hãy bắt đầu chậm rãi nhưng không ngắt quãng. Hãy thử lặp đi lặp lại hành động đấy giống như cách bạn thức dậy và đi đánh răng vậy. Làm nó vào 1 thời điểm trong ngày, cùng 1 chỗ bạn muốn, v.v…

 

4. Thiết lập mục tiêu.

 

Nếu những gì bạn mong muốn thay đổi vẫn còn quá mơ hồ, sẽ khó mà có thể thành công được. Nếu đang trong trường hợp này tôi khuyên bạn nên thay đổi cách đặt mục tiêu của mình rõ ràng hơn bằng công cụ S.M.A.R.T: Cụ thể, Đo lường được, Khả thi, Thực tế và Ràng buộc thời gian.

 

5. Theo dõi tiến độ của bạn.

Theo dõi tiến bộ của bạn theo một cách khoa học và bài bản, đừng chỉ ghi nhớ tạm bợ trong đầu. Đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn, bằng không đừng làm ! Sử dụng các phần mềm như Excel, giấy viết, một số app,…sẽ giúp công việc này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều.

 

Cố gắng hơn nữa, tập trung cao độ và ngày qua ngày, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Rồi bạn sẽ cảm thấy bứt rứt khi phải dừng kế hoạch giữa chừng, trong khi trước đây bạn chẳng buồn để ý đến nó. Bắt đầu là một thử thách, nhưng khi mọi thứ đã vào guồng quay, cũng khó mà dừng lại lắm.

 

#sách_kỹ_năng

#điềm_tĩnh_trong_bận_rộn

#review

MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn