Kiến Thức Về Tài Chính Cần Thiết Của Nhân Viên Mua Hàng – MINH LONG BOOK

Kiến Thức Về Tài Chính Cần Thiết Của Nhân Viên Mua Hàng

 

 

Mua hàng là một hoạt động kĩ thuật, nắm bắt tất cả các kĩ thuật mua hàng cuối cùng đều vì mục đích giảm chi phí mua hàng và tăng cao lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhân viên mua hàng phải tìm hiểu các kiến thức tài chính có liên quan và thiết lập một tư duy tài chính “tất cả vì lợi nhuận”.

 

1, Phải hiểu được báo cáo lợi nhuận

 

Có ba bảng báo cáo tài chính cơ bản toàn diện: bảng cân đối kế toán, báo cáo lợi nhuận và báo cáo lưu chuyển tiền mặt, thường gọi là “ba bảng tài chính lớn”, nhân viên mua hàng chuyên nghiệp nên học cách đọc hiểu “ba bảng tài chính lớn”, nhất là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp chính là phải theo đuổi lợi nhuận và bận rộn hằng ngày: hằng ngày đều giải quyết đơn đặt hàng, hằng ngày đều mua hàng, hằng ngày đều sản xuất, hằng ngày đều giao hàng, bận rộn trong cả tuần hoặc cả tháng, cuối cùng là để kiếm tiền hoặc là phải bù lỗ. Kiếm tiền thì kiếm như thế nào, bù lỗ thì nguyên nhân ở đâu, bạn đều phải nhận thức được và phải chú ý đến bảng báo cáo lợi nhuận. Cấp quản lí mở cuộc họp phân tích kinh doanh hằng tháng, thậm chí là cuộc họp thường kì hằng tuần, thường cũng là triển khai xung quanh bảng báo cáo lợi nhuận.

 

2, Tập trung vào bảng cân đối kế toán

 

Chúng ta xem bảng cân đối kế toán và suy nghĩ về những gì liên quan đến hoạt động quản lí hằng ngày và đặc biệt chú ý vào nội dung liên quan đến hoạt động quản lí.

Đầu tiên nhìn vào tài sản cố định. Tài sản cố định đề cập đến nhà xưởng, thiết bị máy móc, cơ sở vật chất nhà kho…, cho dù bạn dùng hay không dùng chúng thì đều phát sinh khấu hao, khấu hao là một phần của chi phí chế tạo, từ đó cấu thành nên chi phí sản xuất. Vì vậy, trong các hoạt động quản lí hằng ngày, chúng ta phải tập trung vào việc làm thế nào để nâng cao tỉ lệ sử dụng tài sản cố định, tỉ lệ sử dụng tài sản cố định càng cao, giá trị khấu hao phân bổ càng nhỏ và chi phí sản xuất cũng sẽ càng thấp.

Tỉ lệ sử dụng tài sản cố định thường được thể hiện bằng doanh thu hoặc lợi nhuận trên mỗi mét vuông. Trong quá trình phát triển, nhiều doanh nghiệp đã phát triển ngày càng lớn, các tòa nhà xưởng cũng ngày càng mở rộng hơn. Nhưng nếu tiến hành phân tích tương quan giữa thu nhập hoặc lợi nhuận kinh doanh và tỉ lệ sử dụng tài sản cố định, có thể thấy rằng sự đóng góp của tài sản cố định trên một đơn vị ngược lại càng ngày càng nhỏ. Điều này chứng tỏ việc đầu tư hoặc sử dụng tài sản cố định có vấn đề.

Trở lại nhìn vào tài sản lưu động, tài sản lưu động chủ yếu bao gồm các khoản phải thu, hàng tồn kho và tiền mặt.

Các khoản phải thu và hàng tồn kho là tài sản lưu động phi tiền mặt, tốc độ tài sản lưu động phi tiền mặt trở thành tiền mặt phản ánh trình độ quản lí kinh doanh của doanh nghiệp.

Các khoản phải thu là trách nhiệm của nhân viên kinh doanh, khi đã bán hàng xong, số tiền chưa thu về được chính là khoản cần phải thu. Nhân viên kinh doanh không thể chỉ bán hàng mà không quan tâm đến việc thu tiền, nếu không các khoản phải thu sẽ rất lớn và lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Thế nên để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh nhất định phải bao gồm tiêu chí chu kì thanh toán. Tất nhiên việc thanh toán càng nhanh thì sẽ càng tốt, mà tốt nhất là nên giao dịch bằng tiền mặt.

 

3, Hai con đường để tăng lợi nhuận

 

Công thức phía trên đại diện cho cách tư duy truyền thống, công thức phía dưới đại diện cho cách tư duy mới, vì sao lại gọi công thức phía dưới được gọi là cách nghĩ mới?

Cách tư duy truyền thống đại diện cho tư duy của nền kinh tế kế hoạch43. Trong thời đại của nền kinh tế kế hoạch, quyền định giá nằm trong tay của công ty hoặc chính phủ, trên cơ sở chi phí cộng thêm lợi nhuận mục tiêu thì có thể quyết định giá cả. Nếu lợi nhuận mục tiêu là tương đối chắc chắn, giá sẽ được đặt cao hơn nếu chi phí cao, và giá sẽ được đặt thấp hơn nếu chi phí thấp, không có áp lực về chi phí.

Công thức phía dưới vì thế gọi là cách tư duy mới và có thể được hiểu theo hai quan điểm: thứ nhất, đặt lợi nhuận lên đầu tiên, đại diện cho các mục tiêu kinh doanh của nền kinh tế thị trường là để theo đuổi lợi nhuận thay vì tăng trưởng quy mô đơn giản. Thứ hai, để đạt được mục tiêu lợi nhuận, chúng ta phải đi bộ trên hai chân: mở rộng nguồn thu và tiết chế chi phí. Đây chính là hai con đường để tăng lợi nhuận.

Đúng như bậc thầy quản lí học, ông Peter Drucker nói: “Doanh nhân là phải làm hai việc, thứ nhất là kinh doanh, thứ hai là cắt giảm chi phí. Những thứ khác thì không cần làm”. Tôi đã tổng kết nó lại thành “Một trung tâm, hai điểm cơ bản”, tất cả lấy lợi nhuận làm trung tâm, một tay nắm tiêu thụ, một tay nắm chi phí, hai tay đều phải chắc chắn.

Từ công thức có thể thấy rằng lợi nhuận = giá bán - chi phí. Để theo đuổi lợi nhuận, trước tiên chúng ta phải nâng cao giá và tăng doanh số bán hàng, nhưng vấn đề là liệu giá bán có thể do một mình doanh nghiệp quyết định được không? Không được! Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cạnh tranh rất khốc liệt, giá cả bắt buộc phải do thị trường quyết định! Sản phẩm giống nhau bạn bán giá như thế nào, thì người khác cũng bán được giá như thế, nếu bạn định giá thấp thì sẽ lỗ vốn, định giá cao thì lại không bán được. Tất nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, nếu bạn không ngừng giới thiệu sản phẩm mới, những sản phẩm mà người khác còn chưa có thì có thể ưu thế giá cả của bạn sẽ mạnh hơn. Nhưng cuối cùng thì, giá cả là do thị trường quyết định.

Vì vậy, để theo đuổi lợi nhuận, giảm bớt chi phí sẽ trở thành một lựa chọn khả quan hơn, đặc biệt là giảm bớt chi phí mua hàng!

 

4, Giảm bớt chi phí có đóng góp rất lớn đối với tăng trưởng lợi nhuận

 

Mặc dù giá cả là quyết định tương đối, tại sao trạng thái sinh tồn và phát triển trong cùng một ngành nghề giữa các doanh nghiệp lại khác nhau xa như vậy? Mấu chốt ở chỗ chi phí không giống nhau.

Trên thực tế, tiết chế chi phí chính là giảm bớt chi phí, so với tăng doanh thu kinh doanh thì đóng góp tương đối của nó cho lợi nhuận kinh doanh nhiều hơn nhiều. Để giảm chi phí, không được tốn kém, bản thân việc tốn nhiều tiền để giảm chi phí thể hiện rằng không tìm ra được phương pháp đúng, còn muốn tăng doanh thu lại phải tốn rất nhiều tiền, phải quảng cáo, tổ chức chương trình khuyến mại, tham gia triển lãm, mời khách ăn cơm…, chủ ý là để tăng doanh thu bán hàng, nhưng lại thường xảy ra tình trạng việc không như ý muốn, không đạt được hiệu quả. Ví dụ như vậy trong thực tế có rất nhiều, thậm chí đôi khi số tiền doanh nghiệp chi ra để thực hiện mục đích này còn lớn hơn so với lượng tăng lên của doanh thu bán hàng.

 

#Kiểm_soát_chi_phí_mua_hàng_và_quản_lí_nhà_cung_cấp

👉 Cùng tìm hiểu giải pháp tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận trong doanh nghiệp ngay tại: 

 

 

 

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn