Khích Lệ Có Thể Tạo Ra Nhân Viên Giỏi – MINH LONG BOOK

Khích Lệ Có Thể Tạo Ra Nhân Viên Giỏi

 

 

Bất cứ sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu sự tận tụy của nhân viên. Đầu tiên là kỹ thuật máy móc tiên tiến, thứ hai là sức sáng tạo của con người, nếu không có số lượng nhân viên phụ trách tận tụy thì sẽ xuất hiện sự cố. Đương nhiên, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với hiện tượng chuyển việc của nhân viên và có ít nhân viên làm việc hiệu quả. Một mặt, có rất nhiều người tìm việc làm, mặt khác, hầu như doanh nghiệp nào cũng than phiền về việc khó tìm người tài, người tận tụy với nghề càng khó tìm hơn. Rất nhiều nhà quản lí doanh nghiệp cho biết, văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể viết trên giấy, chứ không được “viết” trong tim nhân viên. Nếu có thể lười biếng là họ sẽ lười biếng, có thể thoái thác là họ sẽ thoái thác, có thể làm liều là họ làm liều. Chúng ta luôn muốn biết tại sao nhân viên không tận tụy với nghề khi doanh nghiệp luôn đặt hi vọng vào họ? Tại sao doanh nghiệp không giữ được người tài? Tại sao nhân viên luôn muốn chuyển việc? Điều họ muốn là gì? Điều gì ảnh hưởng đến sự tận tụy với nghề của nhân viên?

 

Hiểu được nguyên nhân thực sự về thái độ tận tụy với nghề của nhân viên rất quan trọng, vì điều này có liên quan mật thiết đến sự phát triển, thậm chí vận mệnh của doanh nghiệp. Nhiều nhà quản lí cho rằng nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này xuất phát từ bản thân nhân viên: Tố chất và trình độ tu dưỡng của nhân viên không cao, tính tự giác và trí tiến thủ của nhân viên không mạnh, tinh thần trách nhiệm của nhân viên và ý thức của người lãnh đạo không đủ lớn… Những yếu tố này khiến nhân viên rất khó “yêu nghề, gắn bó với nghề”. Nhưng sự thực không đơn giản như vậy. Qua cuộc điều tra khảo sát và quản lí thực tiễn cho thấy, mức độ gắn bó với nghề của nhân viên không cao không phải hoàn toàn do lỗi của nhân viên, mà còn là do trách nhiệm của doanh nghiệp. Biểu hiện làm việc của nhân viên không tốt là do phương pháp quản lí, chế độ quản lí, tính hợp lí và công bằng của doanh nghiệp…

 

Đối một số nhân viên yêu nghề, tận tụy với nghề, chúng ta sẽ phát hiện họ khác với một số nhân viên bình thường là: Họ có tinh thần tích cực chủ động, không những làm tốt công việc của mình, mà còn có những cống hiến khác cho công ty. Họ rất tự tin, chăm chỉ, có tinh thần cầu tiến; Họ cũng không ngừng nâng cao khả năng làm việc, cố gắng tận dụng mọi cơ hội để rèn luyện bản thân, nâng cao bản thân… Tinh thần yêu nghề này rất quan trọng đối với sự phát triển của nhân viên và doanh nghiệp.

 

            Vậy doanh nghiệp nên bồi dưỡng và tạo tinh thần yêu nghề cho nhân viên như thế nào? Làm thế nào để tất cả nhân viên đều trở thành người yêu nghề? Đây là vấn đề khá khó khăn và cần giải quyết của người quản lý doanh nghiệp.

 

            Một số phương pháp và sách lược dưới đây người quản lý nên tham khảo:

 

Thứ nhất, tạo điều kiện làm việc cần thiết và cơ bản.

            Nhân viên cần có điều kiện làm việc nhất định như thiết bị máy móc, môi trường làm việc, sự an toàn, kế hoạch làm việc, mục tiêu công việc, tiền lương, bảo hiểm… Chỉ khi có điều kiện tiền đề cần thiết và cơ bản nhất, nhân viên mới yên tâm làm việc, không phân tâm vì những yếu tố ngoài công việc, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ công việc và cố gắng đạt mục tiêu của doanh nghiệp đề ra.

 

Thứ hai, tạo không gian phát triển rộng mở và cơ hội làm việc cho nhân viên.

            Nhân viên nào cũng hi vọng bản thân phát huy hết khả năng trong công việc, như vậy vừa có thể nhận được thù lao nhiều hơn, lại vừa được lãnh đạo và đồng nghiệp công nhận, tôn trọng. Nếu người quản lý doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội phát huy khả năng của mình, thì tính tích cực và chủ động của nhân viên sẽ được kích thích. Doanh nghiệp tạo điều kiện và cơ hội cho nhân viên càng nhiều, càng lớn thì tinh thần yêu nghề của nhân viên càng cao.

 

Thứ ba, tạo không khí làm việc vui vẻ, đoàn kết.

            Một môi trường làm việc ồn ào, ghen ghét đố kỵ, đấu đá lẫn nhau không thể khiến nhân viên có lòng yêu nghề. Còn môi trường làm việc hài hòa đoàn kết, vui vẻ, tích cực lành mạnh sẽ khiến nhân viên có tâm trạng thoải mái, tập trung toàn bộ tinh thần vào công việc. Môi trường này cũng khiến nhân viên tự do giao lưu, hợp tác, xây dựng tinh thần trách nhiệm giữa các đồng nghiệp, giữa nhân viên với lãnh đạo với nhau, có như vậy nhân viên với có lòng yêu nghề. Về mặt nào đó, người quản lý cũng cần tích cực tạo môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ.

 

Thứ tư, quan tâm chăm sóc đến cuộc sống của nhân viên

            Người quản lí muốn bồi dưỡng lòng yêu nghề cho nhân viên, không chỉ cần quan tâm đến công việc của phòng ban và những vấn đề nảy sinh trong công việc, mà còn cần quan tâm đến cuộc sống của nhân viên, tìm cách giúp nhân viên giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Dễ dàng nhận thấy nếu những nỗi lo trong cuộc sống hàng ngày của nhân viên được giải quyết, họ sẽ rất cảm kích doanh nghiệp, sẽ toàn tâm toàn ý làm việc, phấn đấu và có lòng yêu nghề, yêu công việc.

            Chỉ cần doanh nghiệp thực sự quan tâm đến nhân viên, nghĩ đến nhân viên thì sẽ nâng cao lòng yêu nghề và tận tụy với nghề của nhân viên với doanh nghiệp. Như vậy không chỉ nhân viên có lợi mà doanh nghiệp cũng có lợi. Một công ty chế biến thực phẩm quy mô lớn trước năm 2009 liên tục thua lỗ, nhân viên trong công ty tấp nập xin nghỉ việc. Năm 2010, công ty thành lập “Quỹ hỗ trợ nhân viên”, mỗi năm trích hơn 1 tỉ đồng, người quản lý mỗi tháng quyên góp 350.000, nhân viên mỗi tháng quyên góp 35.000 để ủng hộ cho những nhân viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Dưới sự khích lệ của quỹ hỗ trợ này, nhân viên trong công ty càng thêm gắn bó, yêu nghề và lợi ích của công ty cũng ngày một tăng lên.

 

Thứ năm, người quản lý là tấm gương sáng cho nhân viên

            “Sức mạnh của tấm gương là vô cùng”, trong doanh nghiệp, lời nói hành động của người quản lý sẽ là tấm gương học tập và tiêu điểm chú ý của nhân viên. Người quản lý muốn khích lệ lòng yêu nghề của nhân viên thì đầu tiên cần tự khích lệ bản thân, để bản thân có lòng yêu nghề, sau đó trở thành tấm gương cho nhân viên học tập. Nhân viên sẽ bị cảm hóa, bị ảnh hưởng và cũng có lòng yêu nghề như lãnh đạo.

 

Thứ sáu, coi trọng kế hoạch phát triển nghề nghiệp của nhân viên

            Nhân viên nào cũng có nhu cầu phát triển khả năng của mình trong công việc. Cuộc khảo sát cho thấy, nếu doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát triển kế hoạch nghề nghiệp của mình thì lòng yêu nghề của nhân viên sẽ nâng cao. Ngoài ra, khả năng làm việc của nhân viên cũng được nâng cao, như vậy sẽ có lợi cho doanh nghiệp. Một số người quản lý doanh nghiệp quốc doanh chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt của doanh nghiệp, hoặc sợ nhân viên chuyển việc nên luôn coi nhẹ việc phát triển khả năng làm việc của nhân viên. Thực ra, chỉ cần chúng ta nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm tốt mọi mặt thì nhân viên yêu nghề sẽ không bao giờ chủ động chuyển việc.

 

 Chỉ số yêu nghề của nhân viên sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn nữa số lượng nhân viên yêu nghề, yêu công việc rất hiếm, vì người quản lý cũng cần đào tạo, bồi dưỡng lòng yêu nghề cho nhân viên. Là người quản lý doanh nghiệp, chúng ta cần coi việc đào tạo lòng yêu nghề của nhân viên là bộ phận quan trọng trong công việc quản lý của mình.

 

Bài viết tham khảo cuốn sách: 12 Phương Pháp Khích Lệ Nhân Viên Tiền Không Làm Được

 

 

 

Đọc thêm các bài viết khác về chủ đề Kinh doanh tại: Đây

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn