Từ mua hàng truyền thống đến mua hàng chiến lược, giá trị cốt lõi của mua hàng cũng trải qua những thay đổi mang tính cách mạng. Mua hàng không còn theo đuổi việc thực hiện giá trị đơn lẻ, nội dung của giá trị cốt lõi trong mua hàng ngày càng trở nên phong phú.
Nói một cách cụ thể hơn, giá trị cốt lõi của mua hàng bao gồm sáu khía cạnh sau:
• Ảnh hưởng đến kết cấu chi phí
Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi phí sản phẩm, khi giảm bớt chi phí thì trọng điểm là theo đuổi chi phí mua hàng thấp hơn và tìm cách giảm tổng chi phí.
• Ảnh hưởng đến chu kì thanh toán và đưa sản phẩm ra thị trường
“Người nội trợ giỏi nhất cũng không thể nấu cơm nếu không có gạo”, việc giao sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường không thể tách rời sự phối hợp của mua hàng. Cạnh tranh không còn là cạnh tranh giữa công ty và công ty, mà là cạnh tranh giữa hai chuỗi cung ứng với nhau.
• Ảnh hưởng đến tính linh hoạt
Một trong những khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Mà giao hàng đúng hẹn và kiểm soát tồn kho nguyên vật liệu đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích ứng nhanh của doanh nghiệp.
• Ảnh hưởng đến chất lượng
Chất lượng nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn hoặc không ổn định sẽ trực tiếp dẫn đến chất lượng sản phẩm kém hoặc không ổn định, như vậy sẽ dẫn đến chi phí tăng cao và thậm chí mất đi thị phần trên thị trường.
• Ảnh hưởng đến lợi nhuận
Chi phí lớn nhất của doanh nghiệp là chi phí mua nguyên vật liệu và dịch vụ. Hiệu quả của việc kiểm soát chi phí mua hàng sẽ trực tiếp quyết định đến mức lợi nhuận của công ty.
• Ảnh hưởng đến mối quan hệ với nhà cung cấp
Mua hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ với nhà cung cấp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ bình thường của doanh nghiệp.
Vì thế, mua hàng cần phải thúc đẩy nhà cung cấp cải thiện để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, giám sát vận hành hằng ngày của nhà cung cấp, đảm bảo các mặt ưu thế như kĩ thuật, chất lượng, giá cả, giao hàng, tốc độ và sáng tạo, không ngừng duy trì và tăng giá trị của doanh nghiệp, dốc sức cải thiện liên tục nghiệp vụ mua hàng, tìm kiếm một nền tảng để giao tiếp, phát triển các mối quan hệ hợp tác lâu dài và có hiệu quả, thiết lập mối quan hệ chuỗi cung ứng có lợi hoặc hai bên cùng có lợi.
Nguồn: sách Kiểm Soát Chi Phí Mua Hàng Và Quản Lí Nhà Cung Cấp
Bình luận