5 Nguyên Tắc Cơ Bản Để Lãnh Đạo Bằng Con Tim – MINH LONG BOOK

5 Nguyên Tắc Cơ Bản Để Lãnh Đạo Bằng Con Tim

Là một nhà lãnh đạo, bạn đang quản lí, dẫn dắt, quan sát và đánh giá nhan viên như thế nào? 

Bạn có có sử dụng hay tự lập ra cho mình những quy tắc để có thể thực hiện những điều trên? 

Dù có hay không có các nguyên tắc đang tồn tại trong cách bạn lãnh đạo, thì hãy cùng đọc 5 nguyên tắc dưới đây như một cách nhìn lại.  

 

 

Đây là 5 nguyên tăc mà các nhà lãnh đạo - 5 thành viên của hội đồng quản trị công ty Gruber AG đã đưa ra trong một đợt tập huấn về kỹ năng lãnh đạo, được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo siêu việt - Louis Berg. 

 

NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT - Chịu trách nhiệm  

 

Mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho 3 điều luật nền tảng tạo nên thái độ làm việc của họ: Thứ nhất, họ phải chịu trách nhiệm cho sự gắn bó chặt chẽ của mình với công ty – mọi người đều phải tìm kiếm vị trí của mình trong cuộc đời, và giữ vững vị trí ấy. Thứ hai, họ phải có trách nhiệm tự truyền động lực cho mình – họ phải học cách đặt ra các mục tiêu và đạt được chúng. Thứ ba, họ phải chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình – mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho những công việc mà các cơ hội mang đến cho họ.  

 

NGUYÊN TẮC THỨ HAI - Luôn hướng đến kết quả  

 

Các lãnh đạo hiểu rằng chỉ có kết quả mới có ý nghĩa, còn lí lẽ thì không. Điều thực sự quan trọng là kết quả đạt được trong khoảng thời gian yêu cầu. Lãnh đạo cần định hướng nhân viên coi trọng kết quả hơn là công việc, để nhân viên có thể làm việc nhanh chóng hơn và đạt được kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo không nên miễn cưỡng chấp nhận bất cứ kết quả nào – họ muốn đạt được những kết quả xuất sắc nhất, vậy nên họ sẽ luôn thúc đẩy bản thân tiến bộ.  

 

NGUYÊN TẮC THỨ BA - Tập trung vào thế mạnh  

 

Những người cố gắng cải thiện những nhược điểm của bản thân sẽ chỉ đạt được những điều tầm thường, trong khi đó lãnh đạo lại muốn những nhân viên thực sự giỏi. Lãnh đạo luôn hướng đến mục tiêu – họ tạo nên một bản ROT phù hợp và tìm kiếm những nhân viên có những thế mạnh đặc thù. Họ sẽ liên tục quan sát và hướng dẫn những người đó, đồng thời đưa ra những phản hồi.  

 

NGUYÊN TẮC THỨ TƯ - Môi trường làm việc tích cực  

 

Một công ty muốn đạt được kết quả làm việc xuất sắc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bầu không khí chủ đạo khi làm việc. Mọi người đều phải đồng ý với những quy tắc quan trọng sau: không than phiền, không nói xấu người khác, luôn nỗ lực hết sức mình, khuyến khích sự hợp tác, trao đổi với nhau, cố gắng thấu hiểu những người khác và khoan dung với những khác biệt của người khác. Các lãnh đạo sống dựa trên những quy tắc này, và những người khác có thể nhận ra điều đó thông qua hành vi của họ. Nói chuyện với những lãnh đạo đó sẽ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ hơn với chính bản thân mình, với công ty và với cả lãnh đạo nữa.  

 

NGUYÊN TẮC THỨ NĂM - Xây dựng lòng tin  

 

Những người khác có đặt lòng tin vào lãnh đạo hay không phụ thuộc vào cách nhà lãnh đạo nhìn nhận bản thân mình và thế giới. Một lãnh đạo không thể thay đổi cả hai điều này trong một sớm một chiều, nhưng có thể tránh những lỗi lầm gây tổn hại lòng tin của người khác thông qua việc xây dựng lòng tin bằng hành động của mình. Lãnh đạo có thể làm được điều này qua việc giám sát và hành động nhất quán, công nhận những đóng góp của người khác để tạo ra thành công, thực hành trao đổi hiệu quả, trung thực và chấp nhận sai lầm của bản thân. 

 

Sách: Lãnh đạo giản đơn

 

5 nguyên tắc trên tưởng chừng như đã hoàn hảo nhưng sau khi người dẫn dắt của họ đọc, ông đã phát hiện ra những lỗ hổng: 

 

“Thứ nhất là, các vị sẽ làm nhân viên của mình bối rối nếu như các vị không đưa cho họ bất cứ phản hồi nào. Các vị có nhận ra các vị đã lo lắng thế nào khi tôi không có phản ứng không? Mà các vị còn là những người thực sự rất tự tin rồi đấy. Vậy thì các vị nghĩ nhân viên của các vị sẽ cảm thấy như thế nào, nếu họ không nhận được phản hồi nào cả?” 

 

“Điều thứ hai là khuyến khích nhân viên tự khen ngợi chính mình. Điều này có vẻ như đi ngược lại với điều thứ nhất. Các vị chỉ nên khen ngợi thường xuyên nếu nhân viên của mình thực sự cần những lời khen ngợi đó. Các vị sẽ không cần tiếp tục làm vậy nữa khi họ đã học cách khen ngợi bản thân. Tôi nghĩ rằng các vị đều có thể tự đánh giá hiệu quả làm việc của bản thân.” 

 

Mọi hệ thống đều bao gồm những luật lệ. Một hệ thống sẽ không có mức trần giới hạn – nó phải được liên tục cải thiện. Hãy nhớ về quy tắc ‘cộng thêm 1%’. Tuy nhiên, một hệ thống sẽ không hoạt động nếu không có sàn nâng đỡ, bởi sàn của một hệ thống cho phép các luật lệ được xây dựng trên đó. Năm nguyên tắc của chúng ta cho chúng ta thấy rằng một công ty cần có cách tiếp cận vấn đề như thế nào. Chúng đem đến sự định hướng và giúp ta đánh giá được hành vi của nhân viên.  

 

Các nhà lãnh đạo nên sử dụng các nguyên tắc để đo lường và đánh giá mức độ gắn kết với công việc của nhân viên, và rút ra kết luận từ những quan sát của mình. 

 

Quan trọng là không nên giám sát và điều chỉnh mọi thứ. Khi sử dụng các nguyên tắc, cần cho bản thân những khoảng trống để thao tác, mặc dù vẫn có các chuẩn mực quan trọng: 

 

Khi sử dụng nguyên tắc thứ nhất, các vi cần đảm bảo rằng mình chịu trách nhiệm để khi ai đó tham gia hoàn toàn vào công việc, họ cũng đồng thời toàn tâm toàn ý với nó. Đó là những nhân viên mà các vị nên đặc biệt khuyến khích động viên. Họ không nên được thăng chức hoăc giao cho những vị trí quan trọng hơn nếu họ không nhìn thấy bản thân mình trong công ty, không thể tự truyền động lực cho bản thân hoặc nhận hoàn toàn trách nhiệm cho kết quả làm việc của mình. 

 

Với nguyên tắc thứ hai – hướng đến kết quả – điều quan trọng là, sau cùng thì, chỉ có kết quả xuất sắc mới có ý nghĩa thôi. Hãy chủ động tách mình khỏi những người không đạt được những kết quả như vậy, dù với bất cứ lí do gì. Điều này có vẻ khó khăn nhưng nếu các vị không làm vậy, có thể sẽ phương hại cả công ty. 

 

Nguyên tắc thứ ba giúp đỡ ta bằng cách tập trung vào các thế mạnh. Các vị chỉ có thể đạt được kết quả xuất sắc nếu những người làm công việc đó có những thế mạnh to lớn, vậy nên, bất cứ khi nào có thể, hãy khuyến khích những thế mạnh này và các vị sẽ có được những nhân viên giỏi. Các vị chỉ được cho phép mọi người đảm nhận những nhiệm vụ phù hợp với thế mạnh của họ và đừng bao giờ thỏa hiệp trong trường hợp này. 

 

Hãy luôn đảm bảo môi trường làm việc được tích cực, đó cũng chính là nguyên tắc thứ tư. Đừng cho phép bất cứ ai liên tục làm không khí làm việc trở nên độc hại. Hãy quan sát và đánh giá dựa trên những luật lệ nhằm tạo nên một môi trường làm việc tích cực, luôn cảnh báo và khuyên răn mọi người. Nếu tất cả đều thất bại, các vị sẽ phải ra đi. 

 

Điều tương tự cũng đúng với nguyên tắc thứ năm – tin tưởng. Hãy đảm bảo rằng 10 kẻ thù của lòng tin, như liệt kê trong bản chuyên luận không cắm rễ trong phòng ban của mình. Hãy đọc đi đọc lại các bản chuyên luận. Hãy cho mọi người xem 10 luật lệ của nguyên tắc thứ tư và danh sách 10 kẻ thù của lòng tin ở nguyên tắc thứ năm.” 

 

Vậy là Loius Berg đã hoàn thiện hơn 5 nguyên tắc lãnh đạo và các nhà lãnh đạo trong mọi lĩnh vực, ở bất kì đâu cũng có thể học tập và làm theo.  

Đây là một bài học quý được đúc kết từ kinh nghiệm của những người từng thất bại (các nhân viên của Gruber AG) và người dẫn dắt của họ nên sẽ chứa đựng nhiều kinh nghiệm và bài học mà có thể cũng chính là trải nghiệm của các nhà lãnh đạo. 

 

Bài viết tham khảo cuốn sách: Lãnh Đạo Giản Đơn

 

 

 

Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: Đây

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn