🔖 Đối với sản phầm giảm 40% - 50% - 70% (sản phẩm xả kho): Mỗi khách hàng được mua tối đa 3 sản phẩm/ 1 mặt hàng/ 1 đơn hàng
🎁Tặng kèm Bookmark (đánh dấu trang) cho các sách Kĩ năng sống, Kinh doanh, Mẹ và Bé, Văn học
🎁 FREESHIP cho đơn hàng từ 300K trở lên
🎁Tặng kèm 1 VOUCHER 20K cho đơn từ 500K trở lên
Mô tả
Bình luận
Với tổng số hơn 30 bút danh, trên hơn 30 tờ báo, tạp chí, suốt 30 năm cầm bút viết văn làm báo, Ngô Tất Tố đã để lại hơn 1500 tác phẩm các thể loại. Ngô Tất Tố được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học nghệ thuật Đợt I (1996). Từ gần 20 năm nay, Thủ đô Hà Nội thường xuyên tổ chức Giải thưởng báo chí Ngô Tất Tố hàng năm.
1. Sách: Tiểu Thuyết Tắt Đèn
Tắt Đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937). Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và quả đúng như nhà văn Vũ Trọng Phụng đã từng nhận xét: "Tắt đèn là một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là chưa từng thấy."
2. Sách: Tiểu Thuyết Lều Chõng
Lều chõng đã thực hiện "một tua du lịch" sinh động, thú vị, giúp các thế hệ hậu sinh, lội ngược dòng thời gian để tiếp cận và khám phá về “Lều chõng”, khu vực có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ là chuyện văn chương, chữ nghĩa mà còn gắn bó mật thiết đến vận mệnh đại sự của quốc gia, đến sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước.
3. Sách: Phóng Sự Việc Làng
Ra đời cách đây ba phần tư thế kỷ, Phóng sự Việc làng giới thiệu với bạn đọc, nhất là thế hệ trẻ và với độc giả ở các vùng miền khác trong cả nước ta về “cuộc đời và con người trong bức tranh làng quê Bắc Bộ”. Phóng sự Việc làng chứa đựng một khối lượng kiến thức sâu rộng, được ghi lại rất cụ thể, rành mạch, lôi cuốn bạn đọc đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác rất chi tiết về bộ mặt nông thôn với hàng loạt “phong tục, hủ tục” diễn ra liên miên dai dẳng trong đời sống và xã hội dân quê cách đây non một thế kỉ.
Việc làng còn thuật lại các “phong tục” có ý nghĩa tốt đẹp về “sự gắn bó của dân với làng”, về tục “vào ngôi” khi con trẻ ra đời, về lễ nghi khi có người qua đời, về lễ “thượng điền”, về nghệ thuật ẩm thực hoặc một số công việc cần cù trong tập quán làm lúa nước, chăn nuôi gia cầm...Trải qua biết bao biến đổi, Việc làng vẫn còn ý nghĩa lớn và để lại nhiều bài học có giá trị trong quá trình chọn lọc, cải biến và xây dựng đời sống văn hoá mới trong xã hội nông thôn hiện nay.