🔖 Đối với sản phầm giảm 40% - 50% - 70% (sản phẩm xả kho): Mỗi khách hàng được mua tối đa 3 sản phẩm/ 1 mặt hàng/ 1 đơn hàng
🎁Tặng kèm Bookmark (đánh dấu trang) cho các sách Kĩ năng sống, Kinh doanh, Mẹ và Bé, Văn học
🎁 FREESHIP cho đơn hàng từ 300K trở lên
🎁Tặng kèm 1 VOUCHER 20K cho đơn từ 500K trở lên
Mô tả
Bình luận
Phương Pháp Dạy Con Của Cha Mẹ Tỉnh Thức
Làm cha mẹ không có giáo trình chuẩn. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tỉnh thức khi nuôi dạy con. Bộ 3 cuốn sách giải tỏa nỗi lo phổ biến nhất của cha mẹ hiện đại. Cha mẹ thông thái là người biết gỡ rối cảm xúc mình trước khi dạy con
1. Cuốn Không Gia Đình Nào Hoàn Hảo - Hiểu rằng không ai là cha mẹ hoàn hảo
Gia đình là yêu thương. Và không giống như bất kì tình yêu thương nào khác, đó là tình yêu thương vô điều kiện. Cho dù có làm gì hay nói gì, bạn cũng không thể tìm được lời giải thích xác đáng cho tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
Nhưng thực tế là Không Gia Đình Nào Hoàn Hảo vì gia đình nào cũng có những mâu thuẫn, xung đột và bất đồng.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên rằng có rất nhiều người như bạn. Không Gia Đình Nào Hoàn Hảo. Chỉ khi CHẤP NHẬN sự thật đó, dám nói ra và đối mặt với nó thì chúng ta mới được giải phóng khỏi nỗi đau khổ âm thầm của mình, tích cực tìm kiếm các giải pháp và sự giúp đỡ để cải thiện hoàn cảnh. Như vậy chúng ta mới có thể sống và phát triển trong một môi trường gia đình hạnh phúc thực sự. Cuốn sách Không Gia Đình Nào Hoàn Hảo sẽ giúp bạn loại bỏ cảm giác lo âu, sự hoài nghi. Khắc phục cả việc lí tưởng hóa lẫn tiêu cực hóa, cuốn sách sẽ thay đổi cách chúng ta nghĩ và viết về gia đình. Đây là cuốn sách hữu ích cho bất kì ai quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về gia đình của chính họ.
2. Cuốn Cùng Con Chống Nạn Bắt Nạt - Giải tỏa lo lắng khi con bị bắt nạt
Các trường học thường tập trung vào việc giáo dục trẻ hơn là sức khỏe tinh thần của chúng, họ hi vọng vấn đề loại trừ xã hội hoặc bắt nạt có thể việc lớn hóa nhỏ và vì vậy họ có xu hướng đánh giá thấp bất kì hành vi bắt nạt nào. Nhiều phụ huynh và giáo viên đối phó với việc bắt nạt bằng cách nói:" Đừng bắt nạt" hoặc "Hãy chống lại chúng". "Hãy xem đó như chuyện đùa thôi". Đáng buồn thay, những lời khuyên này hiếm khi có hiệu quả và cần có một cách tiếp cận toàn diện hơn nhiều để xử lí vấn đề phức tạp này.
Cuốn sách Cùng Con Chống Nạn Bắt Nạn - Các công cụ thiết thực để bảo vệ và xây dựng sự mạnh mẽ cho con bạn. Cuốn sách khám phá thế giới đen tối của nạn bắt nạt, tất cả các lí do tại sao mọi người lại đi bắt nạt, tại sao một số cá tính lại cố gắng áp đạt quyền lực với bạn bè, tại sao một số người thường trở thành mục tiêu nhiều hơn những người khác và tại sao những người ngoài cuộc không can thiệp. Từ đó, tác giả đưa ra những phương pháp tiếp cận khác nhau để cha mẹ bảo vệ con, giúp con phục hồi sau trải nghiệm bị bắt nạt, đồng thời xây dựng sự tự tin, kiên cường và mạnh mẽ ở con.
3. Cuốn Vượt Qua Âu Lo Khi Làm Cha Mẹ
Có cha mẹ nào lại không lo lắng khi con khóc không ngừng, tụt lại so với bạn bè đồng trang lứa, hay gặp khó khăn ở trường. Các ông bố, bà mẹ bận rộn rất khó đầu tư thời gian và công sức vào bản thân mình. Chính vì vậy, những vị phụ huynh mắc kẹt trong nỗi lo của mình. Họ đặt ra cho con cái những kì vọng phi thực tế, đồng thời xác định tư duy thảm họa và cầu toàn không hiệu quả. Nếu như các bậc cha mẹ đang nỗ lực kiểm soát sự căng thẳng gây lo lắng trong cuộc sống của mình, thì đã đến lúc điều chỉnh bộ não của mình, từ đó trở thành các bậc cha mẹ tự tin và tận hưởng con cái cũng như cuộc sống.
"Vượt qua âu lo khi làm cha mẹ" là cuốn sách hoàn hảo dành cho gia đình hay lo lắng. Hãy bắt đầu giúp con bạn kiểm soát nỗi lo lắng của chúng bằng việc xử lý nỗi lo lắng của chính mình. Cuốn sách này dựa trên liệu pháp nhận thức hành vi và các nghiên cứu, cuốn sách này sé trình bày những hướng dẫn từng bước để cha mẹ giảm thiểu lo lắng và căng thẳng. Thông qua việc thực hành các kỹ năng đơn giản dựa trên khoa học thần kinh, bạn sẽ học được cách vượt qua âu lo nhờ việc xác định các giá trị của bản thân trong vai trò làm cha mẹ, chú ý đến khoảnh khắc và nuôi dưỡng lòng trắc ẩn của chính mình