Bộ Sách Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ – MINH LONG BOOK

Combo 5 Cuốn: Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ (Hành Vi + Cuộc Sống + Giao Tiếp + An Toàn + Học Tập) (TB)

Mã sản phẩm: 8936010018
Tác giả : Nhiều tác giả
NXB: NXB Mỹ Thuật
Kích thước : 20.5 x 25.5 cm
Năm xuất bản : 2022
Số trang : 64
Khối lượng : 1500 grams
Bìa : Combo
243,750₫
Giảm 25%
Số lượng
 
1
 
Thêm vào giỏ
Thêm vào giỏ hàng

Dịch vụ & Khuyến mãi

🔖 Đối với sản phầm giảm 40% - 50% - 70% (sản phẩm xả kho): Mỗi khách hàng được mua tối đa 5 sản phẩm/ 1 mặt hàng/ 1 đơn hàng

🎁Tặng bookmark cho tất cả các đơn hàng (sách kỹ năng, sách kinh doanh)

🎁 Tăng sổ tay + Freeship cho đơn hàng từ 300K trở lên

🎁 Tăng túi vải + FREE SHIP cho đơn hàng từ 500k trở lên

Sách: Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ - Thói Quen Tốt Trong Giao Tiếp

 

Cuốn Bách khoa nuôi dưỡng thói quen tốt cho trẻ - Thói quen tốt trong giao tiếp đề cập đến những thói quen hành vi vô cùng quan trọng và thường gặp trong cuộc sống hằng ngày như lạc quan, chấp nhận bản thân, chấp nhận sự khác biệt, quan tâm đến người khác, kiểm soát cảm xúc, tự tin, chia sẻ, hợp tác. Bằng hình thức kể chuyện vừa sinh động, thú vị, lại giàu ý nghĩa giáo dục, cuốn sách đã mở ra một cánh cửa tươi sáng cho trẻ và gia đình của trẻ. Việc nuôi dưỡng thói quen giao tiếp cho trẻ chịu ảnh hưởng bởi gia đình và các tổ chức giáo dục cũng như các phương tiện truyền thông trong xã hội. Các thói quen tốt ở trẻ cũng là một biểu hiện quan trọng của “gia đình tốt, nếp nhà tốt, giáo dục gia đình hiệu quả”. Một điểm rất quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng thói quen giao tiếp tốt cho trẻ là phải biết kết hợp hài hòa giữa việc dạy cho trẻ và để trẻ tự nhận thức qua các tình huống của cuộc sống thường ngày. Vì vậy, trước hết bố mẹ phải là tấm gương tốt cho trẻ, việc bố mẹ và con cùng nuôi dưỡng thói quen tốt là điều vô cùng quan trọng.

 

1, Sách: Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ - Thói Quen Tốt Về Hành Vi

 

Những thói quen tốt không tự nhiên mà có, bởi chúng được hình thành qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Ví dụ, muốn trẻ không kén chọn thức ăn, chúng ta có thể để trẻ có những trải nghiệm với cơn đói. Từ khi trẻ được sáu tháng tuổi, đã phải tuân theo tiến trình bổ sung thực phẩm lành mạnh.

 

Có những thói quen nếu chỉ đơn thuần dựa vào việc lặp đi lặp lại thì vẫn chưa đủ. Ví dụ, về chế độ làm việc và nghỉ ngơi, từ nhỏ đến lớn, từ khi chúng ta bước chân vào trường học, vẫn luôn là quy luật học xong một tiết học nghỉ 5 - 10 phút. Nhưng việc này vẫn không thể khiến chúng ta biến quy luật này thành một thói quen. Ngày qua ngày nghe theo sự điều khiển từ hiệu lệnh của tiếng chuông, tiếng trống bên ngoài, đến khi không còn hiệu lệnh, cơ thể sẽ nghe theo sự điều khiển của cảm giác mệt mỏi. Bởi vì những quy luật này là bị động, chưa trở thành “nhất thiết” trong ý thức chủ quan của chúng ta. Thực ra, chỉ cần trẻ hiểu và cảm nhận được ích lợi của việc thay đổi “làm - nghỉ”, lặp đi lặp lại theo hiệu lệnh của tiếng trống, tiếng chuông, để việc thay đổi “làm - nghỉ” có thể trở thành hành vi tự giác của trẻ. Nhận biết sự vật, hiểu được cả bản chất và nguyên nhân của sự việc, trẻ mới có thể giữ được thói quen sử dụng bộ não hiệu quả, khỏe mạnh.

 

Rõ ràng, việc tuân theo tiến trình; tấm gương; lặp đi lặp lại; nhận biết sự vật; hiểu được cả bản chất và nguyên nhân của sự việc là những nội dung liên quan đến việc nuôi dưỡng thói quen tốt cho trẻ. Bên cạnh đó, còn rất nhiều thứ cần đến sự tìm tòi, khám phá của cha mẹ và các con. Vì thế, bố mẹ hãy cùng con liệt kê ra một bảng thói quen tốt và sắp xếp theo trình tự quan trọng của thói quen để cùng nhau thực hiện nhé!

 

2, Sách: Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ - Thói Quen Tốt Trong Cuộc Sống

 

Cuốn Bách khoa nuôi dưỡng thói quen tốt cho trẻ - Thói quen tốt trong cuộc sống này đã đưa ra những phương thức truyền đạt khiến trẻ vui vẻ và dễ dàng tiếp nhận những lời dạy bảo, với những câu chuyện thú vị khiến người đọc không nhịn được cười; hoặc ngây ngô non nớt khiến người đọc cảm thấy ấm áp; hoặc tưởng tượng thần bí khiến người đọc hồi hộp... Đọc những câu chuyện ấy, bạn cũng cảm thấy mình như trở thành một đứa trẻ, nhìn thấy những câu chuyện xảy ra với chính mình hoặc ngay bên cạnh mình. Kể về những kiến thức bách khoa mà chẳng khác nào xuất khẩu thành thơ; chơi trò chơi cùng độc giả, để tình cờ hóa giải những vấn đề thường gặp trong đời sống của con trẻ. Phương thức nuôi dưỡng thói quen này thật nhẹ

 

nhàng, hứng thú, không giáo điều, không khô khan, chắc chắn sẽ được con trẻ đón nhận. Không khó để phát hiện ra, trẻ con là tấm gương phản chiếu người lớn. Trẻ chưa có kỉ luật cần phải được gia đình (đặc biệt là bố mẹ) giúp đỡ, làm mẫu các thói quen tốt trong cuộc sống, rồi góp nhặt từng ngày mà thành. Xây dựng các quy tắc cho trẻ, tạo lập tấm gương, giúp đỡ trẻ từng ngày từng ngày học cách sống vui, sống khỏe mới là biện pháp khoa học, mới là tình yêu thực sự!

 

Mong rằng mỗi trẻ và mỗi gia đình đều có thể nuôi dưỡng nên những thói quen tốt trong cuộc sống.

 

3, Sách: Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ - Thói Quen Tốt Về An Toàn

 

Cuốn Bách khoa nuôi dưỡng thói quen tốt cho trẻ - Thói quen tốt về an toàn sử dụng phương pháp kể chuyện, giảng giải kiến thức, thông qua các trò chơi để dạy trẻ nhận biết các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, nuôi dưỡng ý thức an toàn và thói quen an toàn ở trẻ. Điểm thú vị là các câu chuyện đã nhân hóa các mối nguy hiểm, giảng giải về đặc điểm của các nguy cơ và hậu quả gây ra cho con người, điều này phù hợp với đặc trưng tư duy hình tượng của trẻ, để lại cho trẻ ấn tượng sâu sắc. Dần dần, trẻ học được những kiến thức cần thiết, có được nhận thức sâu hơn thông qua trò chơi, từ đó nuôi dưỡng thói quen tốt. Đây thực sự là cuốn bách khoa giáo dục an toàn cho trẻ có nội dung mới mẻ, thực tế và hấp dẫn.

 

Sự bất cẩn của người lớn cũng có thể mang đến cho trẻ những nguy hiểm tiềm tàng. Ví dụ, một người cha dẫn con trai ba tuổi đi công viên chơi rồi nói với con: “Bi ơi, bố ngồi đây học ngoại ngữ, con chạy bộ nhé, chạy xong một vòng về báo cáo bố một lần.” Cậu bé nói: “Vâng ạ.” Con chạy một vòng rồi quay lại: “Bố ơi, con quay lại rồi.” Người cha nói: “Tốt lắm, chạy thêm vòng nữa.” Cậu lại chạy thêm vòng nữa, lại báo cáo: “Bố, con quay lại rồi.” Người cha nói: “Tốt lắm, con chạy vòng nữa nhé.” Người cha mải học từ mới, không để tâm chăm sóc con, cuối cùng không thấy con đâu. Cậu bé chạy vòng thứ ba mà mãi không quay lại. Đến lúc đó người cha mới giật mình nhận ra, có khi con đi lạc rồi. Trời tối, công viên thì rộng, làm thế nào bây giờ? Người cha vội vàng thông báo nhờ người đi tìm giúp mà trong lòng như lửa đốt. Cuối cùng phát hiện ra con vừa khóc vừa đi về nhà. Thật may mắn làm sao!

 

Có thể thấy, sự lơ là của cha mẹ còn đáng sợ hơn những nguy hiểm tiềm tàng, nguy hiểm tiềm tàng + lơ là = tai nạn. Ứng phó với tai nạn là giải pháp nhất thời, dự phòng nguy hiểm mới là giải pháp lâu dài. Chúc cho các bậc cha mẹ cùng con trẻ của mình có thể nhận biết được rủi ro, dự phòng nguy hiểm, sống một đời bình an.

 

4, Sách: Bách Khoa Nuôi Dưỡng Thói Quen Tốt Cho Trẻ - Thói Quen Tốt Trong Học Tập

 

Thói quen là những hành vi đã được hình thành và lặp đi lặp nhiều lần. Trẻ em khác với người trưởng thành, các em có đặc điểm độ tuổi cụ thể và quy luật phát triển riêng. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng thói quen học tập của trẻ, việc tôn trọng bản tính và đặc điểm vốn có của trẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

 

Chúng ta có thể mở rộng và nuôi dưỡng tính tò mò của trẻ bằng cách tăng cường niềm vui trong hoạt động và tăng cường phản ứng tích cực với các vấn đề của trẻ. Ví dụ, người lớn dẫn trẻ đi quan sát quá trình con sâu bướm nở ra từ trứng, biến thành nhộng, sau đó phá kén ra ngoài trở thành bướm. Các bạn ấy hét thật to: “Òa, một con sâu bướm đang cong người thành hình chữ J!”, “Òa, nó đang lắc lư kìa!”, “Ôi, nó còn đang nhảy ấy!”, “Giờ nó đang biến hình!”, “Nó đang lột xác, đang ra ngoài!”... Vào thời khắc tuyệt vời ấy, trẻ được tận mắt nhìn thấy cái kén tách ra, tận mắt chứng kiến sự ra đời của một sinh mệnh. Trong những trải nghiệm này, trẻ tập trung, chăm chú, hung phấn, tỉ mỉ quan sát... Đây chính là quá trình nuôi dưỡng thói quen. Khi chúng ta coi trọng các vấn đề của trẻ, khuyến khích trẻ dũng cảm mạo hiểm và theo đuổi những thách thức mới, khi chúng ta cho các con cơ hội để khám phá thế giới tràn ngập sự phấn khích, sáng tạo và bất ngờ, thì có nghĩa là chúng ta đang hình thành ở trẻ một thái độ thưởng thức đối với thế giới của cuộc sống và sẵn sàng khám phá. Ví dụ, khi trẻ quan sát con giun đất và muốn mang nó về nhà, chúng ta có thể hỏi: “Muốn giun đất cảm thấy như được ở trong môi trường tự nhiên, chúng ta phải làm thế nào?” Nếu trẻ đáp: “Bãi cỏ, chúng ta cần bãi cỏ”, chúng ta sẽ hỏi thêm: “Tại sao con biết được điều này?” Có thể trẻ sẽ trả lời rằng vì chúng tìm được giun đất trong bãi cỏ, lúc này, nếu chúng ta nói: “Mẹ nhớ để tìm con giun này con còn phải đào đất nữa, con đào đất để làm gì nhỉ?” Có thể con sẽ trả lời: “Giun sống ở trong đất!” “Giun sống trong đất, trong bùn”... Trong quá trình này, khi có những trải nghiệm vui vẻ, con sẽ yêu thích hơn công việc tìm tòi và quan sát.

 

Ngược lại, nếu người lớn dùng những hiểu biết của mình để trả lời những câu hỏi của trẻ, thì đầu óc của trẻ sẽ bị lấp đầy bởi những thông tin người lớn đưa ra. Trẻ không cần phải suy nghĩ, chỉ cần tiếp nhận những thông tin này và nghĩ rằng người lớn chính là ổ ghi nhớ thông tin, từ đó trẻ tin rằng tất cả các tri thức đều xuất phát từ người lớn, thế là trẻ từ bỏ quá trình tự tư duy, tìm tòi. Sự thụ động chờ đợi này rất có thể sẽ khiến cho trẻ sau này thiếu mất khả năng tự học.

 

Coi trẻ là chủ thể, trên cơ sở tôn trọng hứng thú, đặc điểm của từng trẻ, với phương thức trò chơi hóa, tạo hứng thú cộng thêm dẫn dắt, để thói quen tốt của trẻ được nuôi dưỡng từng bước, củng cố dần dần qua những trải nghiệm. Chính những trải nghiệm được vun đắp dần dần qua từng chi tiết và hoàn cảnh cụ thể, trải qua quá trình chủ động bồi đắp, đã hình thành nên thói quen tốt ở trẻ.

 

MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn