TẠI SAO CHÚNG TA THƯỜNG KHÔNG NÓI THẲNG ĐIỀU MÌNH MUỐN? – MINH LONG BOOK

TẠI SAO CHÚNG TA THƯỜNG KHÔNG NÓI THẲNG ĐIỀU MÌNH MUỐN?

 

Đã bao giờ bạn cảm thấy bối rối trước câu trả lời "Em ăn gì cũng được!" của người yêu, hoặc cảm thấy hoang mang trước câu nói "Chúng ta cần nói chuyện" của người bạn đời?

 

Thực ra, những câu nói tưởng như "không đầu không cuối" ấy lại ẩn giấu những "thông điệp ngầm" của đối phương, những thông điệp mà họ mong muốn bạn có thể nắm bắt và hiểu được.

 

Những thông điệp ngầm rất khó để giải mã!

 

Những thông điệp ngầm cho chúng ta biết nhiều hơn những gì được nói ra; chúng cho chúng ta biết cách ta nên tiếp nhận những gì được nói ra.

 

Tùy thuộc vào tình huống, câu chuyện "Chúng ta đi ăn trưa đi" có thể có nghĩa là "Em đói", "Em muốn gặp anh", "Không, em không muốn đi ăn tối với anh"... Các câu "Anh yêu em" và "Anh xin lỗi" nổi tiếng vì có nhiều ý nghĩa khác nhau. Việc hiểu người khác có thể giúp việc giải mã những thông điệp ngầm trở nên dễ dàng hơn; suy đoán về động cơ của họ thì khiến điều đó khó khăn hơn.

 

 

Khi cố gắng xác định bản chất của mối quan hệ mà ta có, chúng ta đánh giá lại thông điệp bằng tư thế, biểu cảm khuôn mặt giọng điệu.

 

Các khoảng dừng, các cử chỉ và ánh mắt của đối phương cũng cho chúng ta biết cách giải thích những gì đang được nói.

 

Chúng ta biết ý mình muốn nói, nhưng vấn đề phát sinh khi chúng ta mong đợi người khác hiểu được nó. Thông điệp của chúng ta được tiếp thu như thế nào? Đó là một cuộc trò chuyện, một sự thú nhận hay một sự tuôn trào cảm xúc? Khi người nghe không nắm bắt được rằng chúng ta đang buồn và cần được ai đó lắng nghe cảm xúc của mình, thì ai phải chịu trách nhiệm đây?

 

Thông điệp ngầm - không phải ai cũng hiểu ẩn dụ!

 

Đôi khi - nhưng không thường xuyên như hầu hết mọi người nghĩ - thông điệp ngầm trong giao tiếp là yêu cầu để người nói làm gì đó. Người bạn thân thiết của bạn nói: "Bạn ơi, tôi đói quá!" không chỉ có mục đích tán gẫu (Có thể bạn của bạn muốn rủ bạn đi ăn với họ, hoặc nhờ bạn mua giúp họ bữa trưa chẳng hạn). Tuy nhiên, thông điệp ngầm quan trọng nhất trong những gì mọi người nói là cảm xúc đằng sau nội dung.

 

Khi còn nhỏ, trước khi học cách hành xử như người lớn bằng cách che giấu cảm xúc của mình, giao tiếp của chúng ta đầy ẩn dụ cảm xúc. Một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện sự thấu hiểu là lắng nghe cảm xúc ngầm trong những gì họ nói.

 

Đừng để sự không rõ ràng ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn

 

Phần lớn giao tiếp là ngầm định và - khi mọi người đang ở cùng một tần số - được giải mã tự động. Tuy nhiên, thường những gì ngầm định - những gì chúng ta coi là hiển nhiên - lại không rõ ràng với người khác.

 

Phần lớn sự hiểu nhầm có thể được làm sáng tỏ nếu chúng ta học được hai điều: Trân trọng quan điểm của người khác và làm rõ những điều chưa được nói ra.

 

Ai cũng có nhu cầu mong muốn mọi người nhận ra cảm xúc của mình

 

 

Không có gì đau đớn hơn là cảm thấy những người chúng ta quan tâm không thực sự lắng nghe. Chúng ta không bao giờ vượt qua được nhu cầu mong muốn mọi người vượt qua cảm xúc của mình. Đó là lí do tại sao việc biết lắng nghe để đồng cảm là một sức mạnh to lớn trong các mối quan hệ giữa người với người - và tại sao việc không được thấu hiểu làm chúng ta đau khổ.

 

Cuốn sách "Nghệ thuật lắng nghe để cải thiện các mối quan hệ" sẽ giúp bạn trở thành một người lắng nghe và giao tiếp tốt hơn, đồng thời, khôi phục cảm giác cân bằng trong sách suy nghĩ về các mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc sống và tiến thêm một bước để thể hiện nhiều hơn sự quan tâm mà ta dành cho nhau.

 

Sách đã phát hành toàn quốc, Minh Long Book thân mời bạn tìm đọc!

 

#MinhLongBook

#Sách_Kỹ_Năng

#Sách_mới

#Nghệ_thuật_lắng_nghe

MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn