CÁI GỌI LÀ "HY SINH" ĐÔI KHI LÀ NGỤY TẠO CHO SỰ ÍCH KỶ! – MINH LONG BOOK

CÁI GỌI LÀ "HY SINH" ĐÔI KHI LÀ NGỤY TẠO CHO SỰ ÍCH KỶ!

 

Có phải không hy sinh vì người khác sẽ trở thành một kẻ ích kỷ?

 

Rất nhiều người ví von "hy sinh" là một đức tính cao cả và thiêng liêng, bởi bạn đã quên đi bản thân mình vì người khác, tạm gác lại mong muốn của mình để thực hiện mong cầu của người khác. Còn với những người chỉ nghĩ đến bản thân, chúng ta coi đó là biểu hiện của sự ích kỷ.

 

Vậy ích kỷ là gì? Có quan điểm cho rằng ích kỷ là hành vi và phản ứng được đưa ra dựa trên cơ sở lợi ích và nhu cầu cá nhân.

 

Nhưng điều đó có phải là sự thật? Bạn đã từng suy nghĩ theo hướng cái gọi là "hy sinh" đôi khi là ngụy tạo cho sự "ích kỷ" không?

 

Thực ra, đôi khi "hy sinh" là ngụy tạo cho "ích kỷ"

 

 

Nhiều lúc người ta có thói quen đặt mình lên cây thánh giá, hy sinh bản thân, còn nói một cách hoa mĩ là "Tôi làm như vậy là vì bạn".

 

Thực ra, ẩn ý đằng sau câu "Tôi làm như vậy là vì bạn" là: Tôi đã hy sinh tất cả mọi thức của mình cho bạn, nhưng bạn lại không báo đáp tôi một cách trọn vẹn. Sự hy sinh này khiến cho người hy sinh đứng trên cao của cái thang đạo đức, họ cảm thấy mình đã hi sinh nhiều như vậy, dĩ nhiên phải yêu cầu đối phương báo đáp một cách tương đương, thậm chí là báo đáp gấp đôi, gấp nhiều lần. Nhưng sự hy sinh kiểu "ta hơn người" này không những không khiến đối phương cảm thấy vui vẻ, mà còn thường trở thành gánh nặng không thể chịu đựng đối với đối phương, khiến đối phương nghẹt thở, muốn vùng vẫy rời xa bạn.

 

Đằng sau sự "hy sinh" là mong muốn đạt được mục đích khác của bản thân

 

 

Chuyên gia tâm lí Virginia Satir đã so sánh nội tâm con người với núi băng khổng lồ trôi nổi trên mặt nước, núi băng mà chúng ta nhìn thấy trên biển chỉ là một phần rất nhỏ lộ ra, vẫn còn một phần lớn hơn ẩn giấu dưới mặt nước, không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

 

Tương tự, chúng ta nhìn một người, cũng có thể nhìn qua loa hành vi của họ. Cái gì dẫn đến hành vi như vậy không phải là điều ai cũng hiểu được, cho nên mới có câu "biết người, biết mặt, khó biết lòng".

 

Căn cứ vào nguyên lí núi băng, đằng sau mỗi hành vi đều có một nhu cầu hoặc kì vọng. Vậy nhu cầu phía sau hành vi "hy sinh" là gì? Hy sinh thực ra là để có được thứ mình muốn. Người hy sinh bản thân muốn đạt được mục đích cá nhân nào đó thông qua hành vi hy sinh bản thân này.

 

Như vậy, hy sinh - trong một vài trường hợp - chính là hành vi và phản ứng được đưa ra trên cơ sở lợi ích và nhu cầu cá nhân. Chẳng phải đó là một sự ích kỷ hay sao?

 

Hy sinh nên xuất phát từ tấm lòng của bạn!

 

Hy sinh bản thân giảm một chút, cho đi bình đẳng thêm một chút, đừng tự làm khổ mình, hãy sống đúng với con người bạn, học cách độc lập về kinh tế và tự do cho tinh thần, phát huy hết sở trường của mình, xây dựng giá trị bản thân, đừng miễn cưỡng bản thân làm điều mình không thích, như vậy bạn mới có khả năng cống hiến cho gia đình, tập thể và chính bản thân bạn!

 

#MinhLongBook

#Sách_Kỹ_Năng

#Sách_mới

#Thay_Đổi_Một_Suy_Nghĩ_Thay_Đổi_Cả_Cuộc_Đời

MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn