ĐẦU TƯ THEO KIỂU DIY – Tự chủ, độc lập, toàn quyền kiểm soát! – MINH LONG BOOK

ĐẦU TƯ THEO KIỂU DIY – Tự chủ, độc lập, toàn quyền kiểm soát!

Ngày nay, mọi người đều có một mong muốn chính đáng, đó là đạt được những kết quả tốt hơn, được phục vụ tốt hơn và có ảnh hưởng lớn hơn trong cách thức quản lí tiền của mình. Thật may mắn, trong những năm gần đây công nghệ đã phát triển nhanh chóng đến mức biến giấc mơ kiểm soát những khoản đầu tư của bản thân trở thành hiện thực đối với mọi người. Sự phát triển của các nền tảng đầu tư trực tuyến - các trang mạng một điểm tạo điều kiện cho bạn kiểm soát đầy đủ được toàn bộ tiền của mình - đang cách mạng hóa phương thức tiết kiệm và đầu tư tiền. Các nền tảng ấy sẽ được đề cập đến trong cuốn sách Đầu tư hiệu quả của Mark Dampier, chúng là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho những người đang tìm cách kiểm soát tốt hơn tiền bạc của chính mình.

Đầu tư theo kiểu DIY là gì?

Sách: Đầu tư hiệu quả  

DIY (Do It Yourself) là tự tay làm lấy. Bạn có thể hiểu theo nghĩa như là chủ động trong sản xuất, sửa chữa, sửa đổi một cái gì đó theo phong cách của bạn. DIY còn mang một tính chất được hiểu cơ bản là “tự thân vận động”, không phụ thuộc bất kỳ sự hỗ trợ từ bên trong cho đến bên ngoài nào.

Và theo đó đầu tư theo kiểu DIY chính là: đầu tư tự định hướng hoặc đầu tư tự quản lý là một cách tiếp cận đầu tư mà nhà đầu tư chọn xây dựng và quản lý danh mục đầu tư của riêng mình thay vì thuê một đại lý, chẳng hạn như môi giới chứng khoán, cố vấn đầu tư , chủ ngân hàng tư nhân, hoặc nhà hoạch định tài chính.

Tự mình đầu tư sẽ khá là khó khăn và có phần mạo hiểu hơn rất nhiều so với việc tìm cho mình một đơn vị quản lí trung gian. Tuy nhiên, nếu biết cách, bạn hoàn toàn có thể làm chủ được khoản đầu tư của mình, tự thiết kế kế hoạch tài chính của riêng mình và hơn hết, đó là sự kiểm soát toàn bộ của quá trình đầu tư.

Bản thân bạn không thể tự lập những nguyên tắc cơ bản cho một kế hoạch tài chính. Một kế hoạch tài chính thích hợp không cần phải phức tạp. Gần đúng tốt hơn sai tuyệt đối. Nhưng nó cần phải tỉ mỉ. Hãy cùng Mark Dampier tìm hiểu xem chúng ta cần những gì khi quyết định đầu tư theo kiểu DIY trong cuốn sách Đầu tư hiệu quả.

Những điều bạn cần biết khi muốn đầu tư theo kiểu DIY

1. Bạn kiếm được bao nhiêu

Bản kế hoạch bắt đầu với những con số về số tiền mà bạn và gia đình bạn hiện đang kiếm được, đi kèm với những đánh giá thực tế về khả năng gia tăng thu nhập từ tất cả các nguồn trong một vài năm tới, có tính đến cả thuế, bảo hiểm quốc gia và các khoản khấu trừ khác.

2. Bạn chi tiêu bao nhiêu

Bước tiếp theo là tính toán các khoản chi tiêu của bạn, bắt đầu với những nhu cầu thiết yếu như ăn uống, nhà ở (tiền thế chấp hoặc thuê), các hóa đơn dịch vụ công cộng và bảo hiểm nhân thọ, tiếp theo đó là số tiền bạn chi tiêu cho các khoản tùy theo tình hình thực tế, gồm có ăn uống bên ngoài, giải trí và du lịch.

Mọi người thường ngỡ ngàng khi nhận ra chính xác số tiền họ chi tiêu cho những sản phẩm phù du. Ví dụ, uống một li cà phê ở cửa hàng Starbucks hằng ngày có thể dễ dàng ngốn của bạn hơn 600 bảng Anh một năm. Phần này của bản kế hoạch tài chính có thể là thời gian hữu ích để đánh giá xem có bao nhiêu thứ mà bạn chi tiêu hôm nay bạn có thể sẵn sàng hoặc có khả năng gạt bỏ để có được sự giàu sang và bảo đảm trong tương lai.

3. Bạn có thể đầu tư bao nhiêu

Khi bạn đã có được thu nhập và những khoản chi tiêu cơ bản, bước tiếp theo là cố gắng tính toán xem bây giờ bạn cần phải đầu tư khoảng bao nhiêu, và trong bao lâu, để đạt được mức độ thặng dư vốn hoặc thu nhập mà bạn có thể mong muốn trong tương lai. Một vài yếu tố liên quan đến vấn đề này là:

  • tỉ lệ lạm phát trong tương lai
  • các khoản lợi nhuận đầu tư tiềm năng
  • các loại thuế và chi phí
  • khung thời gian đầu tư của bạn.

Đặt ra những giả định có tính thực tế về tuổi thọ của bạn là đặc biệt quan trọng. Điều này áp dụng chủ yếu cho các khoản tiền trợ cấp, chúng là vốn tài chính lớn nhất của phần lớn mọi người sau ngôi nhà của họ. Nhờ những tiến bộ về mặt y tế và những cải thiện về mức sống, con người thời nay sống thọ hơn trước kia. Tuổi thọ trung bình của đàn ông ngày nay cao hơn 10 năm so với 30 năm trước, đối với phụ nữ là 12 năm. Nếu như bạn đang suy nghĩ về việc nghỉ hưu ở tuổi thông thường, bạn sẽ phải cậy nhờ vào những khoản tiết kiệm của mình lâu hơn để tiếp tục hưởng thụ cuộc sống mà bạn đã lên kế hoạch hoặc hi vọng có được.

Hầu hết mọi người đều muốn sở hữu nhà riêng và điều đó thường khiến họ gần như đầu tư tất cả cho bất động sản họ cần. Vấn đề lớn nhất đối với các nhà đầu tư DIY chủ yếu là cách họ phân chia các tài sản tài chính còn lại giữa cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt. Trái phiếu và tiền mặt thường được sử dụng để mang lại lợi nhuận thấp hơn nhưng chắc chắn hơn, trong khi cổ phiếu mang lại hi vọng cao nhất, ngoài bất động sản, để đánh bại lạm phát và đạt được mức tăng thu nhập và vốn cao hơn nhưng ít chắc chắn hơn trong dài hạn.

4. Đừng quên các chi phí

Bất kì một loại đầu tư nào cũng không tránh khỏi các chi phí kèm theo. Chi phí càng cao, đầu tư càng phải hiệu quả hơn để chứng minh cho những gì bạn đã bỏ ra cho nó. Thật không may, chi phí đầu tư thực tế thường cao hơn nhiều so với tưởng tượng, như chúng tôi sẽ đề cập sau. Điều cực kì quan trọng là phải hiểu chính xác những gì bạn đang phải gánh chịu. Chỉ khi đó bạn mới có thể biết liệu chúng có đáng giá hay không hoặc liệu chúng có ăn quá sâu vào lợi nhuận mà bạn có thể kiếm được với tư cách là một nhà đầu tư hay không. Điều đó tạo nên sự khác biệt lớn cho dù một khoản đầu tư kiếm được lợi nhuận 5% một năm có chi phí sở hữu là 1% hoặc 2% mỗi năm. Tin tốt là các chi phí đầu tư đang bắt đầu giảm và đầu tư DIY đã trở nên hiệu quả hơn so với trước đây.

5. Xem xét đồng thời mọi yếu tố

Tóm lại, các khoản đầu tư của bạn sẽ kiếm được bao nhiêu tiền theo thời gian tùy thuộc vào lợi nhuận đầu tư bạn có thể thu được sau khi khấu trừ thuế và các chi phí. Sau đó, những gì bạn có thể làm với số tiền này được quyết định bởi mức độ thành công của bạn trong việc đánh bại lạm phát. Mục tiêu của bạn là tối đa hóa lợi nhuận “thực tế” từ các khoản đầu tư của mình sau khi tính đến các khoản thuế, chi phí và một nhân tố quyết định khác - sự rủi ro. Các kiểu đầu tư khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau. Ví dụ, cổ phiếu nói chung rủi ro hơn các khoản đầu tư có thu nhập cố định. Một khoản đầu tư rủi ro cao hơn là khoản đầu tư có thể tạo ra tỉ suất lợi nhuận cao hơn, nhưng khả năng thua lỗ cao hơn.

Chỉ có một cách chắc chắn để giảm thiểu rủi ro của bạn là đa dạng hóa đầu tư: phân bổ các khoản đầu tư của bạn ra một loạt các khoản đầu tư khác nhau. Không phải tất cả các loại hình đầu tư đều tiến triển như nhau, do đó một danh mục đầu tư cân đối tốt sẽ không tăng hay giảm đột ngột như một danh mục kiểu “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, chẳng hạn như dồn 100% vào cổ phiếu hoặc bất động sản. Nói chung, cơ hội để đạt được tỉ suất lợi nhuận cao hơn từ một khoản đầu tư rủi ro càng lớn nếu bạn có khả năng giữ nó càng lâu. Theo đó, thời gian còn lại để đầu tư càng nhiều, thì cơ hội thu được kết quả đặc biệt tốt - thay vì trung bình - càng lớn. Cũng theo đó, bạn càng sớm khởi sự đầu tư cho tương lai, thì khả năng trở nên giàu có càng lớn.

Hãy bắt đầu cuốn sách với lời tác giả nhắn gửi đến các nhà đầu tư tương lai: 

Bất kì ai cũng có thể kiếm được tiền qua đầu tư nếu họ có được những hiểu biết và sự giúp đỡ đúng đắn.

Sách:Đầu tư hiệu quả

 

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
MINH LONG BOOK
MINH LONG BOOK
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn